Khánh thành nhà máy ép dầu BUNGE Việt Nam

Với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu đôla Mỹ, nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam được thiết kế với công suất tiêu thụ 1 triệu tấn hạt đậu nành/năm, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Việt Nam khoảng 200 ngàn tấn dầu đậu nành hàng năm.

Cục Trưởng Cục Chăn Nuôi Ông Hoàng Kim Giao cho biết :Những năm qua, ngành chăn nuôi Việt Namđạt được những thành tích đáng khích lệ, thành tích đóthể hiện qua: chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đã từng bước được cải thiện; phương thức chăn nuôi trang trại, hàng hoá đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển nhanhvà thực sự đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao và hiện nay chiếm trên 27-28% tổng giá trị trong nông nghiệp. Khô dầu đậu nành là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất TACN.

 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2010, lượng Khô đậu nành nhập khẩu gần 3 triệu tấn, nhu cầu này sẽ tiếp tục gia tăng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp sản xuất TACN phục vụ tăng trưởng ngành chăn nuôi trong những năm tới. Năm 2010, sản xuất thức ăn công nghiệp nước ta đạt 10,5 triêu tấn, tăng 10,5% so với năm 2009, dự kiến năm 2011 tăng 11-12% và đạt 12,0 triệu tấn do nhu cầu sử dụng của ngành chăn nuôi tăng mạnh. Cục Chăn Nuôi ước tính nhu cầu thức ăn công nghiệp sản xuất trong nước đến năm 2015 sẽ đạt 16,5 triệu tấn và đến năm 2020 là 19,5 triệu tấn đáp ứng 70% nhu cầu thức ăn tinh cho đàn vật nuôi. (Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi, 25-30% là Khô dầu đậu nành).“

Tập đoàn BUNGEQUANG DUNG đã có nhà máy ép dầu khang trang, hiện đại lớn nhất Việt Nam với công suất thiết kế lên đến 3,000 tấn đậu nành/ngày. Nhà máy hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường 2,400 tấn khô dầu đậu nành /ngày (gần 800,000 tấn khô dầu đậu nành/năm), góp phần thay thế cho khoảng 30% sản lượng khô dầu đậu nành cần phải nhập khẩu hàng năm để phục vụ nhu cầu sản xuất TACN trong nước. Đây là nhà máy ép dầu có công suất lớn nhất theo tiêu chuẩn của Mỹ và hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy Bunge Việt Nam đã chính thức và đứng vào hàng ngũ 5 nhà máy ép dầu có cùng qui mô của Bunge tính riêng tại châu Á. Ngoài số lượng, chất lượng khô dầu từ nhà máy ép ra cao hơn khô dầu nhập từ bên ngoài vì tươi hơn, ít bị bảo quản hơn.Việc ra đời của nhà máy ép dầu trong nước một mặt sẽ mang lại nhiều lợi thế như cung ứng khô dầu tươi nội địa, giúp Việt Nam chủ động cung ứng nguyên liệutrong nước, giảm áp lực phụ thuộc quá nhiều vào khô dầu nhập khẩu, giảm chi phí vận chuyển quốc tế,tăng cường giao dịch bằng VNĐ tạo thuận lợi khi giao dịch trong bối cảnh việc thanh toán quốc tế ngày càng khó khăn.  Mặt khác, góp phần giúp bà con nhân dân trong vùng có điều kiện phát triển trồng đậu nành. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự hợp tác hiệu quả và bền vững giữa tập đoàn Bunge và công ty TNHH TM Quang Dũng; và sự ra đời của nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam với sự góp phần của cả hai bên là minh chứng rõ nét nhất cho sự hợp tác tốt đẹp này.” Với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu đôla Mỹ, nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam được thiết kế với công suất tiêu thụ 1 triệu tấn hạt đậu nành/năm, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Việt Nam khoảng 200 ngàn tấn dầu đậu nành hàng năm.  Sản lượng này không những đủ để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu dầu đậu nành chưa tinh luyện trong nước, mà còn có thể xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khác. Quan trọng hơn nữa, nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam có thể cung cấp hơn 800 ngàn tấn khô dầu đậu nành cho thị trường nội địa, tương đương 30% tổng khối lượng phải nhập khẩu hằng năm. Khi đầu tư xây dựng nhà máy này, mục tiêu của Bunge Việt Nam là mang đến cho các đối tác sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa nguồn nguyên liệu ổn định, có giá trị dinh dưỡng cao vì là hàng mới sản xuất, và với thời gian giao hàng nhanh nhất.Với sản lượng ổn định gần 3 ngàn tấn khô dầu đậu nành mỗi ngày, nhà máy Bunge Viet Nam sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất kịp thời của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, giúp tiết kiệm tối đa các chi phí tồn kho, đầu tư kho bãi, hao hụt nguyên liệu, và thời gian nhập khẩu. Thêm vào đó, việc cung cấp nguyên liệu nội địa bằng tiền Việt Nam Đồng sẽ giúp các nhà sản xuất nội địa giảm rủi ro và sự phụ thuộc vào đồng ngoại tệ, tăng tính linh động trong việc xoay vòng vốn, đồng thời rút ngắn hạn mức tín dụng, và hạn chế các giao dịch ngoại thương dài hạn vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ông Lý Anh Dũng Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TM Quang Dũng Thành viên Hội đồng quản trị công ty Bunge Indochina chia sẻ: “Mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của tập thể 02 công ty Bunge Việt Nam và Công ty Quang Dũng, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp Lãnh đạo, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, việc ra đời của Nhà máy ép dầu Bunge giúp tăng cường tiềm lực cạnh tranh của Việt Nam trong xu thế hội nhập ngày nay.  Đây là nhà máy ép dầu đầu tiên chính thức đi vào hoạt động, và là nhà máy lớn nhất của VN về quy mô, với công nghệ hiện đại không thua kém các nhà máy lớn trong ngành ép dầu trên thế giới. Chúng tôi khẳng định cam kết của mình là mang đến những sản phẩm & dịch vụ tốt nhất cho các đối tác & khách hàng, cũng như góp phần vào sự phát triển của Ngành Chăn nuôi Việt Nam. " Thứ trưởng Bộ Công Thương Ông Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh:” Việc Tập đoàn Bunge Hoa Kỳ đầu tư một nhà máy ép dầu thực vật công suất lớn sau khi mua 50% cổ phần của Cảng nước sâu Phú Mỹ ( Baria Serece ) chứng tỏ các nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng của thị trường tiêu thụ dầu thực vật và ngành chăn nuôi của Việt Nam, tin tưởng vào đường lối mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài của Nhà nước Việt Nam. Sản phẩm dầu đậu nành được ép ra tại nhà máy này  là nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy sản xuất dầu ăn thực vật có thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, bả đậu nành của nhà máy với số lượng 750.000 tấn/năm cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất thức ăn gia súc Việt Nam ngày càng phát triển. Không những thế trong tương lại các mặt hàng tinh chế như dầu thực vật và bột bã đậu nành cũng có thể là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới.” Trong bối cảnh khó khăn hiện nay của Việt Nam về kinh tế như lạm phát tăng cao, giá cả thị trường biến động, …việc khánh thành nhà máy ép dầu thực vật tại tỉnh vào thời điểm này là hết sức có ý nghĩa, thể hiện sự quyết tâm của nhà đầu tư chung tay cùng địa phương đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tôi tin tưởng rằng, với kinh nghiệm, uy tín của mình trong giới kinh doanh, cùng đội ngũ lãnh đạo và tập thể lao động năng động và sáng tạo, Công ty TNHH Bunge Việt Nam sẽ vận hành nhà máy ép dầu một cách an toàn, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao và bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Bunge cũng như Bunge Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời hoan nghênh sự hỗ trợ, hợp tác có hiệu quả của Cảng Bà Rịa - Serece, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện Tân Thành và của tất cả qúy vị đối với dự án trong thời gian qua. Tôi đặc biệt biểu dương và hết sức trân trọng đối với Ban điều hành Cảng Bà Rịa - Serece trong suốt nhiều năm qua đã xây dựng được mới quan hệ mật thiết với địa phương, đã cùng với Hội đồng quản trị và các đối tác của Cảng Bà Rịa - Serece chia xẻ, chịu đựng và dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, với bản lĩnh và năng lực điều hành tuyệt vời, dày dạn kinh nghiệm để chèo lái con thuyền Bà Rịa - Serece đến kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, trong đó nổi bật là vai trò của ông Jean Louis Nicaise, Bà Thu Trang và nhiều vị khác trong Ban lãnh đạo. Với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, quy mô 950.000 tấn đậu nành hạt/năm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam đã chính thức đi vào sản xuất, kinh doanh. Có thể nói rằng, việc Tập đoàn Bunge triển khai dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ngành công nghiệp tinh chế dầu thực vật, là lĩnh vực sản xuất mới đến địa phương, cung cấp sản phẩm dầu thực vật phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khô dầu đậu nành phục vụ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, dự án còn mở ra cơ hội thuận lợi cho phát triển, hội nhập thương mại thế giới thông qua mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nông sản, quảng bá cho nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam, thúc đẩy và gia tăng đầu tư, hỗ trợ việc trồng đậu nành chất lượng cao với công nghệ vượt trội trong tương lai, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động không chỉ cho những người lao động trong nhà máy mà còn tăng cường đẩy mạnh các giao dịch thương mại cho Cảng Phú Mỹ. "

Lê Hoa