Trao đổi với báo chí, ông Phan Thanh Hà, tổng giám đốc công ty cổ phần điện máy - máy tính - viễn thông Hợp Nhất với thương hiệu WonderBuy (27 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TP.HCM) xác nhận: “WonderBuy đã chính thức phá sản sau một năm hoạt động”.

Vụ chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính sẽ tính toán lại các số liệu của đề xuất mức thuế xuất khẩu 3% áp dụng cho phôi thép và sản phẩm thép xuất khẩu mà Bộ đề xuất trước đây.

 

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, xử lý và có văn bản trả lời cho Hiệp hội Thép Việt Nam về kiến nghị của hiệp hội không nên đánh thuế xuất khẩu 3% vào phôi thép và sản phẩm thép.

Trao đổi với PV chiều nay 10-6, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính cho biết, hiện tại Vụ chính sách thuế đang thu thập thêm số liệu từ các doanh nghiệp sản xuất, cơ quan chức năng liên quan để đối chiếu với các kiến nghị của hiệp hội thép.

Âm nhạc là hiệu pháp tinh thần vô cùng hữu hiệu giúp giải tỏa mọi căng thẳng và mang lại cho mỗi người những phút giây thư thái, yên bình trong cuộc sống. Âm nhạc giúp hàn gắn nỗi đau, xóa nhòa khoảng cách và kéo gần mọi người lại với nhau. Để cùng thăng hoa theo những giai điệu ngọt ngào, cùng lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời bên gia đình và người thân, mời bạn hãy ghé qua địa chỉ Karaoke 404 Xã Đàn. Tin chắc bạn sẽ cảm thấy hài lòng với địa chỉ đáng tin cậy này!

Bạn là người có ít vốn (100tr tới 200tr) và muốn làm giàu? => nên làm dịch vụ ăn uống. Không khó đâu, xin hãy đọc nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Kính gửi độc giả VnExpress.net,

Tôi rất thích đọc các bài viết về kinh doanh trên mục 'bạn đọc viết'. Là một người tiêu dùng bình thường như bao người nên tôi cũng phải chịu cảnh khó chịu khi tiêu dùng ở khắp nơi. Đến một quán ăn bình dân mà muốn gọi món cà tím bung thì quá khó mặc dù ở chợ nào cũng có loại quả này. Hoặc đến quán cà phê mà gọi một cốc bột đậu xanh (hoặc đậu đen, đậu nành...) thì quá viễn tưởng mặc dù shop hàng tiêu dùng nào cũng bán bột này. Tôi nhận thấy nhu cầu về loại hình ăn uống tiện lợi như kiểu McDonald's cho người Việt là hiển nhiên. Tôi xin chia sẻ phương án KD với mọi người để chúng ta cùng làm cho cuộc sống tốt hơn:



Vài suy nghĩ về quy định 'cấm bay' của Vietnam Airlines

Mấy ngày nay, dư luận đang xôn xao sự kiện gây nhiều tranh cãi giữa VNA và võ sư Lê Minh Khương. Mặc dù rất quan tâm đến vụ việc, nhưng tôi không có ý kiến nhận xét gì, vì có đọc hàng ngày rất nhiều bài báo liên quan thì mình cũng không phải là người trực tiếp chứng kiến. Thông tin đôi khi trái chiều, nên giống nhiều bạn đọc khác, tôi chỉ mong mỏi vào 1 cuộc điều tra minh bạch để có 1 kết luận công bằng, hợp tình và đúng lý.

Một ngàn đồng

Sống và làm việc ở nước ngoài, xa quê tôi rất nhớ, rất hay về thăm quê cũng như luôn tìm kiếm những cơ hội để có thể về quê hương làm ăn, sinh sống, phục vụ đất nước.

Tôi đọc đi đọc lại bài viết rất thú vị 'Một nghìn đồng' của anh Hoàng Đại Nghĩa và không bỏ sót một comment nào của bạn đọc. Xin mạo muội chia sẻ cùng các anh chị quan điểm của riêng tôi về vấn đề này và cách tôi xử lý với 1.000 đồng mỗi ngày.

Rất nhiều bạn đã giải thích hiện tượng 1.000 đồng bị coi rẻ đơn giản vì thời buổi lạm phát này nó không có giá trị thanh toán.

- 1.000 đồng không mua nổi một mớ hành.

- 1.000 đồng không đủ để bơm xe máy

- 1.000 đồng không thể mua được 1 cái bánh mỳ

- 1.000 đồng không mua nổi một gói tăm xỉa răng...

Vì vậy mà nhiều người vứt nó lăn lóc khắp nơi, vò nó nhàu nhĩ trong túi quần, hoặc không thèm nhận lại 1.000 đồng tiền thối...

Tôi thì nghĩ thế này, tiền do mồ hôi nước mắt mình làm ra nên dù 500 hay 200 đồng vẫn nên trân trọng. Thu nhập mỗi tháng của riêng tôi đủ trang trải cho gia đình 5 người, nhưng tôi vẫn tiết kiệm từng 1.000 đồng. Mua một chiếc áo với giá 299.000 đồng (bây giờ có nhiều nơi niêm yết hàng hóa kiểu 99.000, 199.000 lắm), tôi vẫn lấy lại tiền thối 1.000 đồng. Đi ăn cơm trưa ở văn phòng hết 29.000, tôi vẫn lấy lại tiền thối 1.000 đồng. Gửi xe hết 3.000 đồng, tôi đưa 2 tờ 2.000 đồng và vẫn lấy lại tiền thối 1.000 đồng. Mỗi 1.000 đồng tiền thừa tôi để trong một ngăn phụ của bóp và nó sẽ dùng để tiêu lặt vặt khi đi chợ. Mua một mớ hành, cái bánh mỳ, gói tăm, bơm xe máy hay gửi xe, tôi lại dùng những tờ 1.000 đồng để chi trả.

Và đặc biệt tôi dùng những đồng 1.000 đồng tiền lẻ để đối ứng với các cô thu cước điện, điện thoại, Internet. Nhiều bạn đọc phàn nàn một số nhân viên thu ngân những dịch vụ này tìm cách thoái thác trả tiền lẻ 1.000 đồng. Tôi cũng gặp một vài lần như thế. Và cách để "ứng xử" với họ là: giả sử với hóa đơn tiền điện 514.000, thay vì đưa cho cô thu ngân 515.000 đồng để chờ cô ấy trả lại 1.000 đồng, tôi sẽ đưa cho cô ấy 510.000 và 4 tờ 1.000 đồng.

Có nhiều ý kiến bạn đọc nói những loại tiền mệnh giá nhỏ như 200 hay 500 đồng không biết tiêu ở đâu. Đúng là hiện nay có hiện tượng nhiều người từ chối nhận đồng lẻ này. Giải pháp của tôi là tiêu nó ở các hệ thống siêu thị. Có lúc nhân viên thu ngân cũng tỏ ra khó chịu, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm vì tôi đang tiêu những đồng tiền chân chính của mình mà.

Tôi đã từng sống ở châu Âu, cũng đã tham gia nhiều chương trình từ thiện ở Việt Nam, nhưng trong cuộc sống hàng ngày tôi luôn nâng niu những đồng bạc lẻ, ở nhà thì xếp gọn chúng trong một chiếc rổ mây nhỏ, đi làm thì nhét nó trong ngăn phụ của bóp và sử dụng chúng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi nghĩ nếu các đồng tiền lẻ được mọi người dân gom góp, giữ gìn và được nâng niu dùng chúng mỗi ngày, nhà nước mỗi năm sẽ không phải tốn chi phí phát hành thêm một lượng tiền lẻ mới nữa ra thị trường. Đây cũng là cách mà người dân một phần hỗ trợ nhà nước ngăn chặn lạm phát rồi.

Đôi dòng suy nghĩ mong được bạn đọc góp ý thêm.

Trân trọng!

Thùy Dương

Làm gì trong thời buổi lạm phát, giá cả leo thang? Câu hỏi đó luôn ám ảnh trong tôi…

Sáng thức giấc lúc 6h30 cạp nhanh ổ bánh mì hay gói xôi và phi thật nhanh đến công ty để tránh tắc đường khỏi đến trễ và để đỡ bị phạt mấy trăm ngàn tiền lương vốn đã eo hẹp. Cày bừa cả ngày với đống công việc tới chiều muộn mới dắt xe ra khỏi công ty. Về tới nhà đối đầu với cả quần áo cần giặt. Tối khuya lọ mọ với đám công việc dở dang cần làm gấp cho kịp tiến độ và đi ngủ lúc 1h… Cứ như vậy tôi bị cuốn vào công việc và để giấc mơ làm giàu thời sinh viên bị “ngủ quên”.

Sinh năm 1985 tại một tỉnh lẻ miền núi Trung du Bắc Bộ, tốt nghiệp đại học Thương Mại chuyên ngành QTKD và dắt lưng một bằng chứng nhận khóa đào tạo chuyên ngành Quảng cáo & PR tại Phân Viện Báo Chí & Tuyên truyền, tôi tự tin lựa chọn công ty và công việc mình yêu thích. Sau 2 năm đánh đổi sức khỏe và tuổi trẻ lấy “vốn kinh nghiệm” cho một công ty chuyên về truyền thông & du lịch, tôi quyết định Nam tiến để lĩnh hội cái gọi là “chiều sâu của nghề” hay ngắn gọn là để lên trình “Pro” trong lĩnh vực PR truyền thông & tổ chức sự kiện.

Với kinh nghiệm tích lũy được, cộng thêm sự chăm chỉ “cày bừa” nơi “đất khách - quê người” tôi nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và được đề bạt vào vị trí quan trọng sau nửa năm làm việc. Đắm mình vào công việc, ngập đầu với các dự án “nối đuôi nhau” và để sau gần 2 năm phấn đấu tôi leo lên vị trí GĐ Marketing với mức thu nhập bình quân một tháng khoảng gần 10 triệu.

Người ngoài nhìn vào thấy vậy cứ ngỡ là tốt lắm, là tuyệt vời. Song lúc nào tôi cũng cảm thấy mình cần làm một cái gì đó cho riêng mình và “Làm gì trong thời buổi lạm phát, giá cả leo thang?” Câu hỏi đó luôn ám ảnh trong tôi. Tôi mơ hồ về một viễn cảnh xa xôi, một viễn cảnh mà tôi được làm chủ, một đế chế của riêng mình, đó sẽ là một cỗ máy “in tiền” cho tôi giống như ông sếp đáng kính của tôi đang làm. Suy cho cùng thì dù bạn làm ở vị trí nào đi nữa, lương và trách nhiệm luôn song hành cùng nhau và bản chất vẫn là làm thuê. Ông chủ của bạn đang tạo ra một cái máy in tiền và bạn chính là những chi tiết, bộ phận trong cỗ máy đó. Nếu bạn là chi tiết quan trọng thì được tra nhiều “dầu mỡ” hơn và ngược lại bạn hỏng hóc, không phù hợp sẽ bị thay thế ngày lập tức.

Hàng ngày, trên đường đi làm tôi luôn để tâm quan sát các hoạt động kinh doanh và nhận thấy những người bán hàng rong chính là những nhà marketing vĩ đại nhất và họ có một cỗ máy in tiền hiệu quả nhất. Nếu không tin bạn cứ thử hỏi một người bán bánh mì xem số tiền lẻ họ kiếm được hàng ngày là bao nhiêu? Và nhân số đó với 30 ngày bạn sẽ thấy thật bất ngờ. Và trong thời giá leo thang thì quả thực kiếm tiền lẻ dễ dàng hơn tiền chẵn. Càng lạm phát càng lý tưởng cho các hoạt động bán rong phát triển. Bạn sẽ không ngần ngại bỏ ra dăm ba ngàn để chi tiêu hàng ngày cho: điếu thuốc, ly cà phê, ổ bánh mì, tờ báo… và đắn đo suy xét cho tô phở 20 ngàn, cho một suất ăn KFC 60 ngàn hay một vé xem ca nhạc 100 ngàn,…

Từ suy nghĩ đó, tôi quyết định nộp đơn xin nghỉ việc để đi bán hàng rong. Dường như với đa số mọi người trong công ty và bè bạn, gia đình đều cho tôi là “điên khùng” là “dở hơi ăn cám lợn”. Công việc tốt đẹp, thu nhập ổn định và vị trí cao trong công ty không hề làm tôi thỏa cơn khát “làm giàu”, bao ước mơ thời sinh viên bị “ngủ quên” như được đánh thức, tôi như người mộng du được tỉnh giấc.

Và hiện tại, khi đang ngồi viết những dòng này chia sẻ với bạn đọc của VnExpress tôi đã bắt đầu những bước đi đầu tiên và đang triển khai dự án kinh doanh chuỗi “Bánh Mì Tí Hon”.

Hình ảnh một điểm bán trong chuỗi "Bánh mì Tí Hon" tôi triển khai tại TP Đà Nẵng nhân dịp Lễ hội pháo hoa Quốc tế 2011 vừa qua.

Mô hình kinh doanh của tôi là một chuỗi gồm 01 bếp trung tâm và 10 điểm bán rong được nhận diện và chuẩn hóa hoàn toàn từ màu sắc, đồng phục, bao gói, xe bán hàng,… Khác với bán hàng rong, các điểm bán của mô hình này là điểm bán cố định thuê mặt bằng là vỉa hè của bất kỳ nhà hàng, khách sạn, của hiệu nào đủ để đặt xe bán hàng. Nôm na có thể hiểu là bán hàng rong có thương hiệu và được nhận diện đồng bộ cả hệ thống.

Dù khởi đầu khó khăn, song tôi luôn có một niềm tin và sẽ luôn nỗ lực hết sức để có thể làm những gì mình thích. Và các bạn trẻ, những người đam mê kinh doanh ngay từ bây giờ hãy tiếp tục ước mơ, không ngừng ước mơ, luôn cầu thị cho bản thân mình thì ắt sẽ tìm thấy tương lai của chính mình.

Chúc các bạn thực hiện được những ước mơ!

Phạm Thanh Tuấn

Nhớ cái thời mới vào Sài Gòn cuối tháng 7/2007, giá cả ở đây rẻ rề. Lúc đó mua 1 ổ bánh mì thịt cũng như mì trứng mất có 3.000 đồng, 2 anh em ăn hủ tiếu, mỗi tô có 3.000 đồng.

Tôi nhớ nhất cái lần đầu tiên bị hố giá, đó là khi từ Bình Thạnh chuyển phòng xuống Q9, rồi sau đó tôi, anh tôi và một người bạn vào 1 quán ăn không lớn lắm, không có gì là sang trọng nằm gần siêu thị Coopmart Q9 ăn 3 món và tổng số tiền sau bữa ăn là 115.000 đồng không bao gồm tiền trà đá vì được... miễn phí. Tôi tặc lưỡi trả tiền, anh tôi với bạn thì cười vì tôi chân ướt chân ráo mới vào, cái giá như vậy đối với tôi lúc đó là 1 thứ gì đó xa xỉ. Rồi lúc còn làm hồ sơ nhập học tôi rảnh hầu như cả tuần còn anh tôi đi học mãi tận Q6, tôi ở nhà, nấu ăn, thật đơn giản. Bữa ăn chưa tới 15.000 bao gồm rau muống, đậu phụ và cơm lâu lâu lại thêm cá hay ổ qua nhồi thịt (vì tôi rất thích ăn ổ qua nhồi thịt).

Vào năm học rồi, sáng sớm tôi mua 1 ổ bánh mì 3.000 đồng ở gần nhà vừa đi bộ vừa ăn. Lúc này tôi chưa có khái niệm căn tin trên trường. Nhớ lần đầu tiên vào căn tin, chạy xộc vào quầy bán bản cho dĩa cơm, chị ở quầy đó bảo ra mua thẻ đi em, lúc đó tôi mới có khái niệm căn tin là gì.

Ngày đầu tiên đi học, tôi rủ lớp tôi đi nhậu (vì trước đó tôi được trưởng khoa chỉ định làm lớp trưởng) để ra mắt lớp và làm quen với mọi người. Dẫn mấy đứa trong lớp đến quán nhậu gì đó k nhớ ở sát nhà thiếu nhi Thủ Đức. Lúc đó lẩu có 20.000 đồng/cái, nhậu xong ra tính tiền có vỏn vẹn gần 200.000 với 15 hay 20 đứa gì đó

Mấy bữa học ngày, ăn trên căn tin lúc đó cơm có 6.000 đồng/dĩa đối với cơm canh chua cá hú (thực chất là canh chua cá... basa) và 8.000 đồng đối với cơm gà. Gởi xe đạp thì có 500 đồng/xe, xe máy 1000 đồng/xe. Cái giá rẻ bèo nhất so với các trường ĐH trên địa bàn TP mà tôi biết. Đứa nào tới trường tôi cũng ngạc nhiên bảo sao giá rẻ vậy. Nhưng cái nào cũng có cái giá của nó cả, cơm rẻ, nhưng nuốt không vào, cơm căn tin cực kỳ khó nuốt, vậy nên tôi ít ăn căn tin, thường ăn ngoài.

Sang năm 2008-2009 thì giá cũng tầm vậy, có khi nhích lên 1.000 hay 2.000 đồng nhưng vẫn ổn định. Tôi lúc này chuyển sang ăn quán của người Hoa. Quán đó có cái hay là vừa cơm sinh viên vừa cơm văn phòng, cơm sinh viên là cơm "thường" còn cơm văn phòng là cơm "ngon". Cơm sinh viên có 8.000-10.000 đồng/dĩa, lúc đầu mới khai trương tôi là những thực khách ăn đầu tiên. Tôi ăn chim cút nướng với giá 8.000 đồng/dĩa/con.

Giá phòng trọ lúc đó cũng rẻ. Phòng tôi có 7 người, 700.000 đồng/tháng chưa tính tiền điện nước, điện 1.500 /số, nước 2.000 đồng/số (vì dùng nước bơm). Vị chi mỗi tháng tôi tốn chưa tới 130.000 tiền phòng. Nhớ lúc đó ở nhà gửi vào 1 triệu/tháng tôi sống dư giả, tháng nào cũng dư 200-300.000 đồng.

Rồi cái ngày đồng tiền bắt đầu rục rụch rớt giá. Một triệu rưỡi một tháng, ở nhà gọi vào sao tiêu tiền dữ vậy, tôi ngậm ngùi không dám nói gì. Cơm bắt đầu rục rịch tăng giá, cái quán cơm tôi hay ăn đã không còn mở cửa, mặc dù tôi thấy nó làm ăn phát đạt, nhưng không biết sao lại đóng cửa. Tôi với bạn tôi tặc lưỡi, thôi thì về gần nhà ăn vậy. Cơm lúc này cũng lên 12.000 đồng. Chúng tôi ăn cơm gần phòng trọ, chỗ đó cơm có 10.000 đồng/dĩa, cơm thêm miễn phí. Đùng một cái mấy tháng sau cơm lên 11.000 đồng, cơm thêm 1.000 đồng/dĩa, rồi mấy tháng sau lên 14.000 đồng.

Cái căng tin trường tôi, cơm mấy quán khác lên, ờ thì tao phải tăng giá chứ.

Bây giờ ăn 1 tô phở hay 1 tô hủ tiếu "đầu đủ" cũng mất 20.000 đồng. Tôi vừa mới ăn tối nay xong, ăn chưa no tôi bồi thêm 1 cái bánh bao 10.000 đồng, mua thêm cho chị 1 cái nữa. Lúc chiều ăn dĩa cơm tấm cũng mất 16.000 đồng, sáng nay tôi không ăn sáng vì ở nhà, tổng cộng tôi đã tiêu 56.000 đồng. Nếu tính cái giá này cuối năm 2007 tôi có thể ăn 2,5 ngày với 3 bữa ăn no nê. Chị dâu tôi lúc trước cầm 30.000 đồng đi chợ ăn được 1 buổi tối và lấn sang buổi sáng, trước đó nữa tôi đi chợ 30.000 đồng ăn được 1,5 ngày bao gồm thịt gà hoặc cá diêu hồng hẳn hoi.

Lúc trước tôi thường chỉ tốn từ 35-40.000/ngày, bây giờ bèo nhất phải 50-60.000/ ngày. Cái giá này chưa tính tiền nước uống tầm 15.000/ ngày.

So ra bây giờ nếu ăn đầy đủ như vậy tôi phải tốn 2.7 triệu đồng/tháng chưa tính tiền sinh hoạt + tiền phòng. Má tôi hay nói nên ăn nhiều vào, không phải tiếc tiền gì hết, tôi cũng vậy, không tiếc tiền ăn, ăn được cái gì cứ ăn, thiếu thì mượn rồi trả.

Còn rất nhiều cái tôi không thể viết hết, rất nhiều cái còn muốn đề cập đến, nhưng chắc để đến bài viết lần sau hoặc bổ sung. Cảm ơn mọi người đã đọc tới đây, đọc hết lời than thở của tôi.

Trần Quang Đồng

Sau nhiều năm âm thầm thực hiện chiến lược công nghiệp ôtô, giấc mơ về một thị trường xe hơi nội địa phát triển lại trở thành chủ đề nóng đối với cơ quan quản lý và cả người tiêu dùng.
>Gia nhập WTO, công nghiệp ôtô luẩn quẩn
>Nội địa hóa ôtô có bất khả thi?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang từng phát biểu với báo chí tại cuộc họp giữa tháng tư rằng: Việc thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 có thể xem là thất bại khi hầu hết các mục tiêu đặt ra đều không thực hiện được. Phát biểu này có thể làm nhiều người bủn rủn chân tay, toát mồ hôi hột.

Người ta không thể hình dung nổi sự thật lại phũ phàng như vậy khi mà sau nhiều năm các liên doanh lắp ráp xe hơi trong nước đã được hưởng quá nhiều ưu đãi về thuế. Trong khi đa phần người tiêu dùng Việt phải mua xe nhập khẩu với thuế cao từ 80% đến 100% suốt từ những năm 90 đến nay thì các hãng sản xuất xe trong nước hưởng ưu đãi chỉ để khẳng định những lời hứa suông về thị trường xe nội.

11 liên doanh ôtô trong nước vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu thị trường. Xe vẫn được bán với giá cắt cổ. Ảnh minh họa.

Nói về giấc mơ “Ôtô Made in Vietnam”, tôi bỗng liên tưởng đến câu chuyện tàu vũ trụ con thoi của Liên Xô cũ. Ngày 15/11/1988, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ con thoi sử dụng nhiều lần có tên Buran (Bão Tuyết). Sau chuyến bay này, khi phỏng vấn ông Valentin Glushko, tổng công trình sư dự án tàu Buran, phóng viên một tờ báo Liên Xô hỏi: “Ngành công nghiệp Liên Xô đã sản xuất được tàu coi thoi Buran tốt không kém tàu con thoi Colombia của Mỹ. Theo ông, liệu có thể sản xuất được tủ lạnh Liên Xô tốt không kém tủ lạnh Nhật không?”.

Ông Valentin Glushko đã trả lời hóm hỉnh mà thẳng thắn: “Tất nhiên là được chứ, nhưng tôi e rằng giá thành của chiếc tủ lạnh Liên Xô đó cũng bằng chiếc… tàu Buran”. Chuyến bay lịch sử ngày 15/11/1988 là chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của chương trình tàu vũ trụ con thoi đã tiêu tốn của Liên Xô 20 tỷ rúp (gần 30 tỷ đôla Mỹ theo tỷ giá chính thức vào lúc đó).

Trong các nước ASEAN, Malaysia là nước duy nhất sản xuất ôtô mang thương hiệu nội địa Proton. Để đạt được mục tiêu này, Malaysia đã phải trả giá bằng việc liên doanh độc quyền với hãng sản xuất ôtô Mitsubishi của Nhật Bản và đánh thuế nhập khẩu cao đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc để bảo hộ Proton. Không phải người dân nào cũng ủng hộ chương trình công nghiệp ôtô của Chính phủ Malaysia.

Nhiều người cho rằng nhu cầu thực sự của họ là mua được những chiếc xe có chất lượng tốt và giá hợp lý, không cứ gì phải là xe nội địa với chất lượng thấp và giá thành cao. Người ta không dại gì chuyển giao cho người khác những công nghệ ôtô mới nhất để rồi bị “cạnh tranh ngược”.

Theo tôi, nếu chọn chiến lược sản xuất ôtô mang thương hiệu Việt Nam, cần trả lời câu hỏi: Việt Nam có những lợi thế gì so với các nước làm được điều này trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia) và các nước không làm điều này (như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines)? Nếu câu trả lời chỉ là “nhân công rẻ” mà không có thêm các lợi thế khác được định lượng rõ ràng thì đây là chiến lược rất mạo hiểm. Nhân công rẻ không bao giờ là yếu tố quyết định đối với những ngành kỹ thuật, công nghệ cao như sản xuất ôtô.

Cũng như các ngành đặc thù sản xuất máy bay, xây dựng sân bay, đóng tàu biển, trên thế giới, những nước có nền công nghiệp ôtô thực sự phát triển với thương hiệu xe của mình thường rất thiểu số. Rất nhiều nước giàu có, phát triển mà tự mình không sản xuất ôtô. Do vậy, tôi cho rằng Việt Nam cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định “đánh cược” với hướng đi này.

Một quan chức Bộ Công Thương cũng nói rằng, mỗi năm Việt Nam sẽ phải bỏ ra 10-12 tỷ đôla để nhập khẩu ôtô, nếu không có ngành công nghiệp ôtô. Ngay cả khi điều vị lãnh đạo này nói là đúng thì tôi cho rằng VN vẫn cần có câu trả lời cho câu hỏi: Nếu tự sản xuất ôtô thì mỗi năm nhà nước và người dân phải bỏ ra bao nhiêu tiền?

Nếu có thể thỏa mãn được nhu cầu bằng những chiếc ôtô sản xuất trong nước có chất lượng tương đương mà chỉ phải chi 8-10 tỷ đôla thì đáng làm, nhưng nếu phải bỏ ra 13-15 tỷ đôla để sản xuất và bù thuế thì không đáng làm. Thực tế cho thấy, trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, nếu một quốc gia không có những lợi thế đặc biệt về một lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nào đó, tự cung đôi khi còn đắt đỏ hơn nhập ngoại.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đến cuối năm 2007, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã giảm từ 90% xuống còn 60% và được trông đợi sẽ giảm tiếp. Tuy nhiên, từ tháng 3/2008 thuế này đã tăng trở lại và đang có mức 83%. Lý do được cơ quan quản lý đưa ra là để bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô và công nghiệp phụ trợ trong nước, giảm bớt tắc nghẽn giao thông “tác động đến môi trường, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp”.

Năm 2007, khi được báo chí hỏi: Có phải chiến lược phát triển ôtô của chúng ta đã thất bại? Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho rằng chiến lược ôtô mới thực hiện được 3 năm, chưa thể khẳng định như vậy được. Bốn năm sau, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã xác nhận điều được dự báo từ trước. Chính sách bảo hộ bằng thuế không đạt được mục tiêu.

Tôi cho rằng với những gì đã, đang xảy ra với chiến lược công nghiệp ôtô của Việt Nam, nên chăng xem xét một số chính sách, biện pháp như sau:

Thứ nhất, thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo các cam kết WTO, gián tiếp buộc các liên doanh lắp ráp ôtô giảm giá vì quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam. Nếu một vài liên doanh lắp ráp ôtô không đủ khả năng sản xuất và cạnh tranh hiệu quả để tồn tại thì cũng phải chấp nhận.

Thứ hai, mở rộng hơn điều kiện nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, môi trường. Giàu có, hiện đại như Mỹ mà họ còn cho phép nhập ôtô cũ, máy bay cũ thì Việt Nam cũng không nên hạn chế việc này quá mức cần thiết.

Thứ ba, chúng ta chưa theo đuổi tham vọng sản xuất ôtô mang thương hiệu Việt Nam mà chú trọng sản xuất linh kiện, phụ tùng theo tiêu chuẩn của các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài. Việc này cũng không phải dễ (việc sản xuất linh kiện phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu kỹ thuật, pháp lý phức tạp, tốn kém để được phê chuẩn), nhưng có thể thành công một cách chọn lọc. Bản thân các nhà sản xuất ôtô cũng đặt mua linh kiện từ rất nhiều nước, cho nên Việt Nam có cơ hội thành công với một số loại linh kiện ôtô không quá phức tạp.

Tất nhiên cơ quan quản lý phải xem xét vấn đề chiến lược phát triển ôtô dưới nhiều góc độ phức tạp hơn nhiều so với người dân. Hy vọng là sẽ không xảy ra điều gì giống kiểu “sản xuất tủ lạnh với giá bằng tàu con thoi” trong ngành ôtô ở Việt Nam.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam

Khi con người ta chọn chậm nghĩa là ta đã chọn sự ổn định chọn áp lực nhẹ nhàng và chọn sự cạnh tranh cũng nhẹ nhàng. Với tôi chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.

Tôi và anh khá chênh tuổi nhau. Anh hơn tôi khoảng 14 tuổi. Khi tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp của anh đã thành lập trước tôi gần chục năm. Anh là một thanh niên thông minh, là học sinh giỏi quốc gia rồi được đi học nước ngoài.

Về nước với vốn kiến thức phong phú, ngoại ngữ cừ và một ít vốn khi anh buôn bán khi đi học gần như ngay lập tức anh mở công ty chuyên mua bán vật tư thiết bị. Và cái lợi thế đó của anh nhanh chóng phát huy. Doanh nghiệp của anh ngày một lớn mạnh, mối quan hệ của anh ngày một rộng lớn và anh đã là ông chủ cỡ lớn.

Rồi khi thấy thị trường tư vấn thiết kế béo bở gần như ngay lập tức anh có ngay công ty tư vấn của mình. Đó là thời điểm tôi gặp anh. Công ty tôi mới ra đời và toàn phải đi làm các hợp đồng thầu phụ. Tôi tìm đến anh để xin làm thầu phụ còn anh thì cần tôi bởi anh không muốn nuôi quá nhiều quân phức tạp vì anh có quá nhiều lĩnh vực kinh doanh cần phải quan tâm. Và cách làm tốt nhất là khoán cho các công ty nhỏ như công ty của tôi.

Có thể nói thời điểm đó tôi rất thần tượng anh, một con người khi tôi gặp toát lên vẻ sang trọng, hiểu biết quan hệ rộng rãi. Tôi tự nhủ rằng không biết đến bao giờ mình có thể làm được như anh.

Vào cuối năm 2004 đầu năm 2005, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển thì anh gần như ngay lập tức đã nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện việc thành lập công ty chứng khoán. Và năm 2006 công ty chứng khoán của anh ra đời. Chắc các bạn cũng biết đó là thời điểm vàng để đầu tư chứng khoán. Và lợi nhuận liên tiếp bay vào túi anh. Anh đã bỏ quên hết các lĩnh vực đầu tư của mình. Công ty tư vấn của anh có thể nói là rất hùng mạnh lúc bấy giờ anh cũng bỏ quên.

Anh say mê với lĩnh vực mới với những lợi nhuận khổng lồ mà như anh đã từng nói với tôi cứ mở mắt ra anh có hàng tỷ đồng. Tiền đến với anh càng dễ bao nhiêu thì các lĩnh vực kinh doanh khác của anh cũng dần dần chết hoặc phát triển ẹo uột. Lúc đó tôi nhìn thấy công ty tư vấn của anh ngày một đi xuống mà tiếc cho nó. Tôi tiếc lắm và cứ nghĩ nếu nó vào tay tôi thì tốt biết bao. Nhiều đêm tôi ao ước điều đó vì công ty đó có một hồ sơ kinh nghiệm hoành tráng, có giấy phép được hoạt động đến mức tối đa. Trong khi công ty của tôi lúc đó thì quá nhỏ bé.

Bẵng đi một thời gian tôi vẫn miệt mài với công ty nhỏ bé của mình từng bước từng bước một công ty của tôi tiến dần vào thị trường và từng bước tạo được uy tín và khách hàng đến với tôi cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng tôi cũng có nghe tin về công ty của anh nhưng toàn là tin không tốt. Trong một lần qua thanh toán nốt công nợ mà công ty anh còn nợ tôi. Thì tôi vô cùng bất ngờ, cả một công ty tư vấn to đùng ngày nào với mấy chục nhân viên tọa lạc trên một con đường lớn của thủ đô trong một ngôi nhà cao tầng hoành tráng thì bây giờ chỉ còn 3 người. Một phó giám đốc một kế toán và một nhân viên sai vặt.

Tôi có tìm hiểu và được biết đã mấy năm qua anh mải mê với chứng khoán anh đã bỏ quên công ty này rồi. Thậm chí ba bốn tháng anh mới đến thăm công ty. Công ty hay cái cây cũng thế thôi. Muốn nó phát triển thì người chủ của nó phải thường xuyên tưới bón chăm bẵm nó mới có thể lớn được. Anh đã không quan tâm đến nó và để nó chết một cách thảm thương.

Và hôm nay tôi vô cùng bất ngờ khi nghe tin anh bỏ trốn mang theo mình hơn một trăm tỷ tiền của các khách hàng ký gửi trong công ty chứng khoán của mình. Tôi lặng đi khi nghe tin đó. Và tôi thực sự buồn cho anh. Một con người nhanh nhạy với thị trường thế mà giờ đây lại có một kết cục như vậy. Tôi vẫn còn nhớ như in khi anh thành lập công ty chứng khoán vào thời điểm thị trường bùng nổ trong lúc anh em ngồi nói chuyện anh từng nói với tôi câu nói mà tôi ấn tượng tận đến bây giờ: "Ở Hà Nội lắm người giầu nhưng người giầu hơn anh không phải là nhiều". Không biết anh còn nhớ câu nói này của anh không.

Thật vậy chuyện nhanh chậm tưởng chừng là chuyện của một phương tiện giao thông hay là câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa. Nhưng không phải nó vẫn hiển hiện quanh ta, ngay trong ta, trong bạn ta trong xã hội này. Nhanh có nghĩa là sẽ biến con người ta thành cái máy, chúng ta đến mục tiêu nhanh hơn. Chọn con đường nhanh với nhưng tính toán chớp thời cơ đồng nghĩa chúng ta sẽ phải cạnh tranh, ganh đua quyết liệt. Hệ quả tất yếu của những áp lực đó chính là sự không chắc chắn. Khi quá nhanh chúng ta sẽ không đủ thời gian đề hoàn thiện các bước đi của mình mà vô hình chung chúng ta bỏ đi nhiều thứ mà giá trị của nó lớn hơn. Khi chúng ta chậm thì sao, có lẽ ngược với nhanh chúng ta lại cẩn trọng quá để rồi có nhiều cơ hội đến chúng ta bỏ qua nó. Âu cũng là tính của con người ta.

Khi con người ta chọn chậm nghĩa là ta đã chọn sự ổn định chọn áp lực nhẹ nhàng và chọn sự cạnh tranh cũng nhẹ nhàng. Và đôi khi nhìn lại quãng đường đi của mình, bạn nhận thấy, phải chăng, những bước đi của mình hơi chậm và bạn bè của bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn có.

Nhà văn Nguyễn Thanh Bình có từng nói trong tản văn của mình là: “…tôi sẽ tập ăn chậm để thấy vị ngọt của hạt gạo quê xứ nghèo, tập đi chậm để thấy hai hàng cây bên đường thay lá, tập sống chậm lại, chậm lại để nhận thấy tình đời tình người lấp lóe bên tôi…”. Thật là chí lý chậm không có nghĩ là chúng ta chậm lại mà là chúng ta cho nhịp sống có một khoảng không gian thực sự sống thực sự cảm xúc và cảm nhận được cho nó. Với tôi chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.

Nguyễn Hiếu

Là một người lần đầu tiên đi vay vốn ngân hàng, mặc dù tôi đã rất cẩn thận hỏi kỹ đến từng chi tiết nhưng vẫn bị "dính đòn". Khi viết bài này, tôi chỉ muốn chia sẻ vài kinh nghiệm khi quyết định vay vốn ngân hàng, đặc biệt dành cho người lần đầu đi vay.

Đầu tiên, bạn hãy đọc và nghiên cứu thật kỹ một bảng so sánh mà tôi đã thực hiện (cho trường hợp vay vốn của tôi). Qua bảng phân tích và so sánh, tôi xin đưa ra vài ý kiến cá nhân như sau:

- Phải nghiên cứu thật kỹ tất cả các ngân hàng khi quyết định vay vốn: lãi suất, cách tính lãi như thế nào.

- Cẩn thận nghiên cứu bài toán lãi suất, sau đó so sánh giữa các ngân hàng. Sẽ không đúng nếu ngay lập tức bạn chọn ngân hàng có lãi suất thấp hơn (như trường hợp của tôi).

- Cẩn thận trong các điều khoản hợp đồng ký kết vì nó sẽ là cơ sở ràng buộc. Bạn không thể "phản kháng" khi biết mình bị "dính đòn" sau khi ký hợp đồng.

- Hợp đồng phải được bạn giữ một bản. Rất nhiều ngân hàng cố tình lờ đi việc giao cho khách hàng một bản hợp đồng (như trường hợp của tôi). Lúc ký hợp đồng thì nhân viên ngân hàng thường giữ lại để Bên ngân hàng ký sau - sau đó họ sẽ lờ đi và bạn sẽ quên mất (chỉ lo đợi giải ngân để lấy tiền giải quyết công việc).

Hy vọng bài viết này sẽ có thể giúp các bạn được nhiều.

Hồ Kha Thiên