Montessori

Phương Pháp Montessori

Trẻ em có niềm ham mê khám phá ngay từ khi còn rất nhỏ. Vì thế, tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 –6/5/1952) đã xây dựng và phát triển lên phương pháp giáo dục Montessori. Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục đi sâu vào việc phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ thông qua môi trường học tập được trang bị đầy đủ các giáo cụ hiện đại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên giỏi chuyên môn. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp Montessori là nhằm hướng tới sự phát triển tổng thể về tính cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt động trí tuệ.

Tại các trường mầm non, phương pháp Montessori được phối hợp với phương pháp giáo dục mới của Bộ Giáo dục Đào tạo để tạo ra môi trường "học mà chơi, chơi mà học". Từ đó, giúp trẻ đạt được mục tiêu quan trọng nhất: tự mình phát triển bản thân đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần.


Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực:


1. Thực hành cuộc sống: Trẻ được học cách tự chăm sóc mình và môi trường của trẻ thông qua các công việc "thực tế" như mặc áo khoác, thắt dây giày, thắt dây nịt, cài nút áo, tự chuẩn bị đồ ăn, đồ uống đơn giản, tự đi vệ sinh. Những hoạt động này làm tăng khả năng tập trung của trẻ và giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống thực tế.


2. Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện.


3. Nghệ thuật ngôn ngữ : Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận mặt chữ và tô chữ - thời kỳ đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.

4. Toán học và hình học: Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9 bằng những giáo cụ rất thực tế với trẻ. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về phép cộng và trừ cũng bằng những giáo cụ sinh động, hiệu quả giúp trẻ hình dung ra câu trả lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ được dạy nhân và chia, điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng của trẻ.. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời, do đó trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.


5. Các chủ đề về văn hoá : Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.


Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Giáo viên đóng vai trò "Người hướng dẫn" giúp cho trẻ sử dụng đồ chơi và các dụng cụhọc tập khác trong lớp theo hướng sáng tạo riêng của trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện những lĩnh vực nêu trên.