Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Nông nghiệp Sài Gòn Trương Hoàng Tam Dũng không có bằng tốt nghiệp THPT và trung học Nông nghiệp nhưng đã học và tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn.

Phó tổng giám đốc chưa tốt nghiệp trung học. Ảnh minh họa
 
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra (UBKT) Thành ủy TPHCM, ông Trương Hoàng Tam Dũng (SN 1960), phó Tổng giám đốc Tổng Cty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), kiêm Chủ tịch HĐQT Cty Bảo vệ thực vật Sài Gòn (SPC) đã có dấu hiệu sai phạm trong việc khai man trình độ học vấn và các vi phạm khác khi đưa phía gia đình vợ ông vào giữ chức vụ ở các vị trí quan trọng trong cơ quan.

Cho rằng dự án Luật giáo dục đại học chưa rõ ràng trong việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị dừng dự án luật này bởi chưa cần thiết phải ban hành.

Chiều 14/11, thảo luận về dự án Luật giáo dục đại học, dù còn ý kiến trái chiều về sự cần thiết ban hành luật nhưng nhiều đại biểu vẫn đề nghị Bộ GD&ĐT cần tập trung vào việc giao quyền tự chủ cho các trường, kiểm định chất lượng và kiểm soát chất lượng đào tạo chứ không nên quy định chung chung.

Có đại biểu Quốc hội cho rằng nên mạnh dạn để các trường ĐH được tự chủ cả về tài chính, nhân sự, chương trình học lẫn giáo án, song đại biểu khác lại lo giao hết quyền sẽ dẫn đến rối loạn.

Mức độ và quyền tự chủ cho các trường đại học là một trong những vấn đề ĐBQH thảo luận tại tổ chiều 4/11 về dự án Luật Giáo dục. Đây được xem là một trong “lời giải” tiềm năng góp phần cải tổ thực trạng chất lượng giáo dục đại học hiện nay.

Không ai muốn làm thợ

Xới vấn đề chất lượng, đại biểu Phạm Văn Cường (Lào Cai) cho rằng, phải có một quy hoạch tổng thể về giáo dục. Quốc hội cần Chính phủ trình bản quy hoạch đó để làm căn cứ xem xét, tránh tình trạng mở trường ồ ạt mà chất lượng không đảm bảo. Đặc biệt với các hệ đào tạo dân lập, tại chức, bởi tâm lý "sính" bằng cấp hiện nay đã khiến xã hội chạy theo tấm bằng đại học.

Chất lượng giáo dục ĐH phải thay đổi tận gốc

(Dân trí) - Chất lượng giáo dục đại học yếu kém đã được nhiều nhà giáo, nhà khoa học cảnh báo từ nhiều năm nay chứ không phải sau sự kiện Nam Định “chê” sinh viên dân lập mới được đưa ra bàn thảo.

Yếu kém kéo dài từ nhiều năm

Không phải sau sự kiện UBND tỉnh Nam Định thông báo không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học (DDH) dân lập, tư thục hay tại chức thì các nhà giáo, chuyên gia giáo dục (GD), nhà khoa học… mới lên tiếng cảnh báo chất lượng GD ĐH mà họ đã lên tiếng từ nhiều năm nay.

GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho hay: “Tuy nước ta đã 25 năm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, song quản lý GD vẫn rơi rớt nặng nề “chưa chịu” rời bỏ tính tập quyền, quan liêu, bao cấp. Quản lý GD vẫn mang nặng cơ chế cũ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung; chưa phân cấp quản lý GD thực sự, triệt để. Kéo dài vấn nạn quản lý theo kiểu “xin - cho”. Các cơ sở GD tuy có được giao quyền tự chủ và tính trách nhiệm, song vẫn theo cách ban phát nhỏ giọt. Quản lý nhà nước về GD vẫn đang nặng nề trong quản lý theo kiểu kiểm soát phân tán, manh mún mà chưa chuyển sang thực hiện được quản lý nhà nước bằng giám sát mọi hoạt động GD”.

GS Hoàng Tụy cũng đã thẳng thắn nhận xét: “GD đại học đã đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới và đó chính là nguồn gốc của mọi thứ khó khăn vấp váp đã khiến chúng ta ngày càng chìm sâu trong lạc hậu từ nội dung, phương pháp giảng dạy, cho đến việc đào tạo tiến sĩ, tuyển chọn giáo sư, đánh giá công trình khoa học. Các nhà khoa học, các trường ĐH, đến nay chúng ta vẫn giữ tiêu chuẩn riêng lạc hậu và chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, ĐH của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc, từ chiến lược phát triển cho đến từng việc quản lý cụ thể. Đặc biệt là việc phân cấp quản lý và vấn đề tự trị ĐH, các loại trường công, tư, lợi nhuận và phi lợi nhuận”.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đã từng thừa nhận thực tế gần 30 năm qua, Việt Nam chưa thực sự quản lý được chất lượng GD ĐH.

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD, khẳng định: “ĐH là đào tạo ra những đội ngũ lao động tri thức chất lượng cao, nếu để tình trạng kém chất lượng kéo dài rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tiền đồ của xã hội”.

“Cụ thể nhất là vấn đề kiểm định chất lượng GD ĐH. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các chuyên gia nước ngoàiđể thực hiện kiểmđịnh thí điểm 20 trường ĐH thuộc“tốp trên”.Kết quả kiểm định cho thấy, không có một trường ĐH nào ở Việt Nam đạt chuẩn cơ sở vật chất như nhà học, phòng thí nghiệm, giáo trình… Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên thìvừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng” - GS Hạc dẫn dụ.

Để xoay chuyển được tình hình này, GS.VS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Chỉ có Chính phủ mới quyết định được. Cần phải có biện pháp giải quyết triệt để, nếu để lâu thì “ung nhọt” vỡ ra, rất khó giải quyết”.
Nhiều doanh nghiệp phải mất thêm thời gian để đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp.
 
Nhà tuyển dụng cũng buồn
 
Nhận xét về sinh viên (SV) hiện nay khi ra trường, nhiều nhà tuyển dụng đều khẳng định phải đào tạo lại mới làm được việc. Thậm chí nhiều SV tốt nghiệp “bằng đỏ” vẫn trượt trong thi tuyển.

Tại hội thảo mới đây tại trường ĐH Kinh tế quốc dân, ông Trương Quang Luyến, Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà, nhận xét về SV: “Kiến thức chuyên ngành không chắc chắn. Nhiều SV mới ra trường khi phỏng vấn tuyển dụng hoặc bắt đầu công việc thể hiện rõ kiến thức được đào tạo đọng lại trong đầu không còn nhiều hoặc không có hệ thống. Hầu hết các SV mới ra trường đều được đánh giá thấp trong khả năng lập kế hoạch hay xây dựng chiến lược”.

TS. Đoàn Hồng Lê, Cục Hải quan TP Đà Nẵng, cho biết: “Qua khảo sát 100 doanh nghiệp thì 85% cho biết, họ phải mất trung bình 3- 6 tháng để đào lại các SV tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc. Cá biệt, có công ty cho rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại. Đặc biệt, rất nhiều tân SV tốt nghiệp “bằng đỏ” nộp đơn xin việc, nhưng đã bị trượt chỉ vì không qua được những bài tập tình huống đơn giản. Thậm chí có trường hợp đã được tuyển dụng đúng chuyên ngành đào tạo như QTKD quốc tế nhưng không thực hiện được những công việc đơn giản như chuẩn bị hợp đồng ngoại thương và làm thủ tục hải quan…”.

Về nguyên nhân, ông Lê cho rằng: “Nội dung đào tạo của đa số các trường thường mang nặng tính lý thuyết. Nhiều bài giảng dành quá nhiều thời gian giảng giải về định nghĩa, tầm quan trọng và các yêu cầu, nguyên tắc mà ít dành cho việc giải thích làm gì, làm như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào… Rất nhiều chương trình đào tạo chỉ chuẩn bị nội dung bài giảng là chính, ít chuẩn bị phần thực hành, phần kích thích suy nghĩ, sáng tạo và độc lập của học viên”.

Ông Trương Quang Luyến đề xuất với các đơn vị đào tạo là thường xuyên cập nhật lý thuyết mới. Đội ngũ giảng viên nên tiếp cận thực tiễn nhiều hơn, Có những hoạt động ngoại khóa gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các đơn vị đào tạo nên mời những chuyên gia hoặc những cán bộ thực tế tại doanh nghiệp đào tạo bổ sung.

Hồng Hạnh

(ĐVO) Đó là nhận xét của bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó chủ tịch nước tại "Toạ đàm khoa học về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” diễn ra tại Hà Nội hôm qua.
Bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó chủ tịch nước cho rằng, giáo dục nước ta đang có những quy trình đào tạo ngược, vô lý và khúc mắc trong nhiều khâu. Đặc biệt là ở chương trình đào tạo ĐH.
“Người ta không thể cắt nghĩa nổi sự gia tăng ồ ạt về số lượng các trường trong mấy năm vừa qua. Chỉ từ năm 2006 đến 2010 chúng ta đã mở thêm 64 trường ĐH và CĐ trong khi các trường hiện có vẫn thiếu giảng viên có trình độ trên ĐH. Vậy làm gì có chất lượng đào tạo ở giáo dục đại học? Hơn nữa, không ít giáo sư, phó giáo sư vẫn phải chạy sô với số giờ dạy vượt xa mức quy định, thì làm gì có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học”, bà Bình nói.
Cũng theo bà Bình, trước đây ngành giáo dục đã có chủ chương “mở rộng đầu vào, sàng lọc trong quá trình đào tạo, thắt chặt đầu ra”. Quy trình này được đánh giá là rất hợp lý, phù hợp với một nền giáo dục tiên tiến nhưng nó đã bị gỡ bỏ và các ĐH - CĐ đang thực hiện quy trình đảo ngược: “Thắt chặt đầu vào, đã vào là tốt nghiệp”. Tuy nhiên, trong năm học này, các trường đã nới lỏng cả đầu vào nhưng vẫn phải đối mặt với bài toán thiếu sinh viên và nguy cơ đóng cửa một số ngành đào tạo. 

Do đó, theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, muốn giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện nhất thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm giáo dục.

Sách giáo khoa vừa thừa vừa thiếu
Theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia giáo dục tham gia tọa đàm, hướng dẫn giảm tải của Bộ GD – ĐT chưa thực tế, nội dung sách giáo khoa vẫn còn nhiều bất cập.

Các chuyên gia giáo dục hàng đầu Việt Nam "hiến kế" chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quốc Toản, Bộ GD - ĐT mới chỉ dừng lai ở giảm tải về khối lượng và độ khó kiến thức, những phần trùng lặp chứ chưa dựa trên những nghiên cứu thấu đáo về tương quan giữa: Giáo dục nhân cách, cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng? Do đó, việc thực hiện giảm tải mới chỉ là hình thức “chữa cháy”, chưa đạt được những mục tiêu quan trọng hơn đối với giáo dục phổ thông.
Cùng ý kiến, ông Nguyễn Đăc Hưng cho rằng: Chương trình sách giáo khoa ở bậc phổ thông sau khi "giảm tải" vẫn không có tính chất ổn định, vừa nặng,  vừa thừa những nội dung không còn giá trị sử dụng lại thiếu tính khoa học và những nội dùng cần thiếu cho cuộc sống.
Vì vậy, ông Hưng đề xuất, giảm tải chương trình sách giáo khoa cần có một lộ trình thích hợp. Bộ GD phối hợp với các nhà giáo dục nghiên cứu làm thế nào để sách giáo khoa vừa phù hợp vừa sử dụng được lâu dài để không gây tốn kém. Bên cạnh đó phải xiết chặt việc xuất bản các sách tham khảo ăn theo tránh gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh và cả học sinh. 

Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đồng tình với các ý kiến trên và lo ngại, cách cắt xén chương trình để “giảm tải” cập rập như vừa thực hiện đầu năm học này, sẽ khiến việc làm chương trình sắp tới khó bảo đảm được chất lượng như mong muốn.
“Cần phải rũ bỏ mọi hình thức áp đặt ngay cả đối với sách giáo khoa. Cần thiết phải có nhiều bộ sách giáo khoa chứ không phải 1 bộ duy nhất như hiện nay. Vì có sự khác biệt về trình độ phát triền giữa các vùng miền (chưa thể thu hẹp trong một thời gian ngắn) và sự đa dạng về văn hoá trong cộng đồng 54 dân tộc anh em (cần được bảo tồn và phát triển) cho nên trong cuộc cải cách sắp tới phải có những phương án xử lý khác nhay đối với chương trình giáo dục phổ thông cũng như cần có nhiều bộ sách giáo khoa”, bà Bình “hiến kế”.
Giáo sư Hoàng Tụy cũng cho rằng, điều chỉnh cục bộ, qua cơ chế phản hồi, kiểu như đổi mới vụn vặn mấy năm qua chẳng những không có tác dụng mà còn có thể làm tình hình tồi tệ, rối ren thêm. Lối ra duy nhất lúc này là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. "Bốn vấn đề cơ bản cần phải làm là: thay đổi cơ bản cách học và thi; Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề; Cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học, thay đổi chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo chức", ông Tụy ý kiến.
"Không để giáo viên sống bằng nghề khác"

Một trong những vấn đề chủ chốt để phát triển giáo dục là đội ngũ cán bộ giáo viên, trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia đội ngũ này chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. 

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Đình Vì, Ban Tuyên giáo Trung ương, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa có quy hoạch chiến lược, dài hạn cho toàn ngành. Đội ngũ giảng viên sư phạm vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, tính tỷ lệ tiến sĩ trong các trường cao đẳng sư phạm, ĐH sư phạm vẫn thấp hơn so với tỷ lệ chung của giáo dục đại học. Do đó, chưa tạo nên bước đột phá đáng kể về chất lượng đào tạo.
"Cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành Sư phạm; tiếp tục nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên trong quá trình hội nhập quốc tế; tiến hành đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp ở các trường ĐH sư phạm. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT", ông Vì kiến nghị.
 
Về vấn đề này, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị: “Phải sớm cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phải thay đổi chính sách đãi ngộ để nhà giáo sống được bằng lương và các khoản phụ cấp nghề nghiệp chứ không để các thầy cô giáo sống bằng dạy thêm hoặc bằng một nghề nào khác”.
Đồng tình với các ý kiến trên, giáo sư Hoàng Tụy nhấn mạnh: "Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với người thầy giáo".
Giáo sư Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, cần chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.Trong đó, cần có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài về nước tích cực tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm.
Khánh Tường( trích nguồn báo đất việt )

SGTT.VN - Khi con cái bộc lộ những thói hư tật xấu, nhiều cha mẹ thường than thở rằng “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, mà ít khi nhận ra rằng chính họ đã vô tình tạo ra những thói tật đó ở con.
Hai bà mẹ, hai kiểu dạy
Tại một sân trường mầm non, các bé được cha mẹ cho lưu lại sau giờ học để tiếp tục chơi đùa trước khi đưa về nhà. Bỗng dưng, các bé cùng nhau ùa chạy đến nhà kho khi phát hiện chú bảo vệ mở cửa lôi những chiếc xe hơi nhựa ra. Nhanh như cắt, một bé trai trờ tới nhận chiếc xe đầu tiên vừa được lôi ra, người mẹ đến sau nhìn con cười thích thú. Liền sau đó, các bé khác lần lượt đến nhận xe một cách hớn hở. Khi thấy chú bảo vệ lôi ra chiếc xe cuối cùng, một bà mẹ chạy vội tới đặt chân vào lòng xe với vẻ mặt vui mừng, đắc thắng và giữ chặt xe chờ đứa con trai đang đủng đỉnh đi tới… mà không chút ngượng ngùng là đã “ỷ lớn” giành đồ chơi cho con trai yêu quý của mình. Những đứa bé khác chậm chân hơn đành tiu nghỉu nhìn bạn chơi xe một cách thèm thuồng, chờ bạn chơi chán sẽ đến phiên mình. Một bé gái có vẻ nôn nóng, khóc mếu, nằng nặc đòi ba mẹ xin xe của bạn để được chơi ngay… Thấy vậy, người mẹ đầu tiên đã cúi xuống nói với con trai của chị: “Con chơi xe nhanh rồi nhường cho bạn nhé, xe này của trường, để bạn chơi chung nha con!” Cậu bé “dạ” to rồi đứng lên, dắt xe tới trao cho cô bé đang khóc mếu chờ đợi…
Trong khi đó, người mẹ “giành xe” vẫn thản nhiên ngồi trên băng đá nhìn con trai mình chơi xe. Một lúc sau, thằng bé chạy xe đến gần mẹ và nói: “Mẹ ơi, mắc tè quá!” Chúng ta thử đoán người mẹ này sẽ làm gì: giữ xe cho con đi vệ sinh, hay cùng con mang xe vào nhà vệ sinh? Không đâu, người mẹ ấy chỉ nhìn con bình thản và nói: “Con ráng nhịn đi, đi tè mất xe bây giờ!”
Quan sát thái độ của cha mẹ đối với con, chúng ta có thể hình dung sự phát triển tính cách và hình thành thói quen của những đứa con ấy sẽ đi theo chiều hướng tích cực, lành mạnh hay ngược lại. Từ việc tập cho con biết chơi đùa chừng mực và nhường đồ chơi với bạn bè ở trường, bà mẹ thứ nhất đã giúp con trai trở thành một người biết quan tâm, chia sẻ với người khác và được công nhận đã dạy con sống tử tế. Còn cách ứng xử của bà mẹ “giành xe” sẽ dần hình thành thói quen ỷ lại, sống ích kỷ và buông thả ở đứa con trai. Vì từ nhỏ, câu ta đã quen được mẹ “bon chen” giúp mình, đã được mẹ tập cách tham lam tận hưởng cuộc vui mà không cần quan tâm đến người khác cũng như không chú trọng đến sức khoẻ bản thân…
Đừng đổ lỗi cho trời
Gia đình là nơi giáo huấn đầu tiên, trước khi trẻ tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường và chịu ảnh hưởng phức tạp từ xã hội.
Tác động của gia đình diễn ra thường xuyên và liên tục từ lúc con người mới tượng hình trong bụng mẹ cho đến suốt đời nên gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của mỗi người. Bên cạnh những tác động giáo dục có chủ đích, cha mẹ còn có những tác động tự phát đến các con thông qua lối sống và cách ứng xử với con trong sinh hoạt hàng ngày… Các thói tật của con cái thường bắt nguồn từ sự lệch lạc trong nhận thức và cách ứng xử của cha mẹ chứ không phải do ngẫu nhiên hoặc bởi “trời sinh”. Thật vậy, những học sinh có hành vi lệch chuẩn như: nói tục, chửi thề, xả rác bừa bãi… hoặc có thái độ ngông nghênh, ngạo ngược, thích đua đòi, sống buông thả, không nỗ lực học hành, rèn luyện… thường lớn lên trong những gia đình mà cha mẹ có lối sống thiếu chuẩn mực hoặc có những tác động sai lầm đối với con. Vì vậy, cha mẹ nên nhận lỗi và tự trách mình khi con sai trái hơn là đổ lỗi cho nơi khác. Bởi gia đình là nơi giáo huấn đầu tiên, trước khi trẻ tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường và chịu ảnh hưởng phức tạp từ xã hội. Cha mẹ cần trang bị kiến thức và kỹ năng giáo dục con cái để tránh việc vô tình gây ra những tác động sai lầm đến con. Giáo dục gia đình đúng đắn sẽ hình thành những phẩm chất tốt đẹp và nền tảng nhân cách vững chắc để con cái có khả năng đề kháng trước những tác động phức tạp của cuộc sống và biết lựa chọn, phấn đấu vươn lên theo những giá trị lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
TS giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng( Trích vnexpress.net)

Gần 2.000 chỉ tiêu nguyện vọng 3 cho thí sinh
Sáng nay, ĐH Bà Rịa - Vũng tàu vừa ra quyết định tuyển 1.000 chỉ tiêu NV3 cho cả hệ đại học và cao đẳng chính quy trên phạm vi cả nước. Trước đó, ĐH Nha Trang, Hùng Vương cũng tuyển thêm hơn 900 chỉ tiêu NV3.
Chỉ tiêu, điểm xét chi tiết các ngành của ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu:
Hệ đại học:
Ngành đào tạo
Mã ngành
Khối thi
Chỉ tiêu NV3
Điểm xét NV3
Ghi chú
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử:
Kỹ thuật điện
Điện tử viễn thông
Điều khiển và tự động hóa
101
102
103
A
90
13
Vùng tuyển: cả nước; Trường thực hiện các chế độ chính sách đối với sinh viên theo qui định;
Sinh viên được xét nhận học bổng từng học kỳ, năm học;
Giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp;
Trường có ký túc xá đảm bảo lưu trú cho sinh viên ở xa.
Công nghệ thông tin:
Kỹ thuật máy tính
Công nghệ phần mềm
Hệ thống thông tin
111
105
114
A, D1
80
13
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng:
Xây dựng dân dụng và CN.
Xây dựng công trình biển (cảng biển)
106
107
A
80
13
Công nghệ kỹ thuật hóa học:
Hóa dầu
Công nghệ môi trường
201
203
A, B
50
A: 13; B: 14
Công nghệ thực phẩm
202
A, B
70
A: 13; B: 14
Kế toán:
Kế toán kiểm toán
Kế toán tài chính
407
408
A, D
170
13
Quản trị kinh doanh:
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị du lịch-Nhà hàng -Khách sạn
Quản trị tài chính
402
409
406
A, D
160
13
Đông Phương học: Nhật Bản học
601
C, D
50
C: 14; D: 13
Ngôn ngữ Anh: Tiếng Anh thương mại
701
D1
50
13
Tổng
 
 
800
 
Hệ cao đẳng:
Ngành đào tạo
Mã ngành
Khối thi
Chỉ tiêu NV3
Điểm xét NV3
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử:
Kỹ thuật điện
Điện tử viễn thông
Điều khiển và tự động hóa
C65
C66
C67
A
30
10
Công nghệ thông tin:
Kỹ thuật máy tính
Công nghệ phần mềm
Hệ thống thông tin
C92
C69
C95
A, D1
20
10
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Xây dựng công trình biển (cảng biển)
C76
C78
A
20
10
Công nghệ kỹ thuật hóa học:
Hóa dầu
Công nghệ môi trường
C79
C86
A, B
20
A: 10; B: 11
Công nghệ thực phẩm
C80
A, B
20
A: 10; B: 11
Kế toán:
Kế toán kiểm toán
Kế toán tài chính
C87
C88
A, D1-6
30
 
Quản trị kinh doanh:
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị du lịch-Nhà hàng-Khách sạn
Quản trị tài chính
C71
C96
C89
A, D1-6
20
 
Tiếng Nhật
C81
C, D1-6
20
C: 11; D: 10
Tiếng Anh
C90
D1
20
10
Tổng
 
 
200
 
Đại học Hùng Vương TP HCM tuyển 849 chỉ tiêu NV3:
Tên ngành
Mã ngành
Khối thi
Chỉ tiêu cần tuyển
Điểm xét NV3
Hệ đại học
1. Công nghệ Thông tin
102
A, D1,2,3,4,5,6
724
Khối A: 13 Khối D: 13
2. Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng
103
A
Khối A: 13
3. Công nghệ Sau thu hoạch
300
A, B, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 13 Khối B: 14 Khối D: 13
4. Quản trị Kinh doanh
401
A, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 13 Khối D: 13
5. Quản trị Bệnh viện
402
A, B, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 13 Khối B: 14 Khối D: 13
6. Tài chính Ngân hàng
403
A, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 13 Khối D: 13
7. Kế Toán
404
A, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 13 Khối D: 13
8. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
501
A, C, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 13 Khối C: 14 Khối D: 13
9. Ngôn ngữ Anh
701
D1
Khối D: 13
10. Ngôn ngữ Nhật
705
D1,2,3,4,5,6
Khối D: 13
Hệ cao đẳng (Đối với thí sinh thi theo đề đại học)
1. Công nghệ Thông tin
C65
A, D1
125
Khối A: 10 Khối D: 10
2. Công nghệ Sau thu hoạch
C70
A, B, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 10 Khối B: 11 Khối D: 10
3. Tiếng Nhật
C72
D1,2,3,4,5,6
Khối D: 10
Hệ cao đẳng (Đối với thí sinh thi theo đề chung cao đẳng)
1. Công nghệ Thông tin
C65
A, D1
 
Khối A: 13 Khối D: 13
2. Công nghệ Sau thu hoạch
C70
A, B, D1,2,3,4,5,6
Khối A: 10 Khối B: 11 Khối D: 10
3. Tiếng Nhật
C72
D1,2,3,4,5,6
Khối D: 10
Đại học Nha Trang: phân hiệu tại Kiên Giang tuyển sinh 80 chỉ tiêu NV3:
Tên ngành
Khối
Điểm xét tuyển NV3
Ghi chú
Đại học
Cao đẳng
Nhóm ngành Công nghệ chế biến thủy sản
A
13.0
10.0
Mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp 1.0 điểm, giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp 1.0 điểm
B
14.0
11.0
Ngành Kế toán
A,
D1, D3
13.0
10.0
Mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp 0.5 điểm, giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp 1.0 điểm
Hải Duyên

(Dân Việt) - Ngay từ buổi học đầu, cô bé Lê Thị Thắm (xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) đã chinh phục các thầy cô với những nét chữ viết bằng chân trái mà đẹp hơn nhiều bạn.

Thắm không có tay từ lúc lọt lòng mẹ. “Đôi tay" đặc biệt của Thắm không những làm được các việc thông thường mà còn giúp em giành được những giải thưởng cấp tỉnh về viết chữ đẹp, vẽ tranh. 7 năm học qua, Thắm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến.

Vào lớp 8 chọn, em vẫn giữ được sức học ở tốp trên và nuôi ước mơ học đại học ngành tin học. Bố tiếp tục xa nhà làm thuê, mẹ vẫn cặm cụi với 3 sào ruộng để quyết dành cho Thắm cùng cậu em trai "những gì tốt nhất" trong sự học.

Cô bé Thắm trong buổi học đầu năm học mới tại Lớp 8b Trường THCS Đông Thịnh.

Cùng em làm cơm giúp mẹ.

Vào lớp 8, Thắm cũng bước vào làm quen với bàn phím và con chuột cho ước mơ tin học tương lai.

Dạy cậu em trai lớp 2 học bài.

Với vợ chồng chị Nguyễn Thị Tĩnh, dù khó khăn đến mấy cũng quyết cho chị em Thắm được học hành đầy đủ.

Trong giờ học, Thắm thường xuyên xung phong phát biểu.

Viết lại những kỷ niệm vừa là luyện chữ cũng là luyện kỹ năng viết văn - một thế mạnh của Thắm.

Vẽ với Thắm là một cách giải trí cũng là cách luyện chân.

Ngày 17/8, ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU) công bố điểm xét tuyển NV2 cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Bình Dương chưa trúng tuyển NV1 khối A, B, D1.

Giờ thực hành của sinh viên khoa Điều dưỡng.
Giờ thực hành của sinh viên khoa Điều dưỡng ĐH Quốc tế Miền Đông.

Theo đó, điểm sàn khối A và D1 vào EIU là 10 điểm (KV1); 11 điểm (KV2-NT); 12 điểm (KV2) và 13 điểm cho các đối tượng còn lại. Với khối B, 11 điểm cho KV1; 12 điểm cho KV2-NT; 13 điểm cho KV2 và 14 điểm cho các đối tượng còn lại.

Các ngành xét tuyển NV2:

Tên ngành Mã ngành Khối thi
Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử 101 A
Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa 102 A
Kỹ thuật Phần mềm 201 A
Truyền thông và Mạng máy tính 202 A
Quản trị kinh doanh 301 A, D1
Điều dưỡng 401 B

Mức điểm tuyển sinh này nhằm đáp ứng nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp về nguồn nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2011-2015, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.

Thời gian xét tuyển vào EIU từ khi thí sinh có giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh 2011 đến hết ngày 15/9. Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện chuyển phát nhanh về Phòng Đào tạo - ĐH Quốc tế Miền Đông - TP mới Bình Dương.

Tiến Dũng(vnexpress.net)

4 đại học Y Dược, Thể dục, Ngân hàng và ĐH Quốc tế (ĐH quốc gia TP HCM) vừa đưa ra điểm chuẩn dự kiến cho các ngành. ĐH Y dược TP HCM lấy cao nhất 26,5 điểm.

Điểm chuẩn dự kiến chi tiết cho các ngành và hệ của ĐH Y dược TP HCM:

Vợ chồng ông Kiên (bên phải) giao dịch làm bằng thạc sĩ với khách hàng giá 18 triệu đồng tại quán cà phê trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Đức Thanh

Bằng thạc sĩ được đường dây của ông Kiên giao cho khách - Ảnh: Đức Phú

Nhiều người rao bán: “Nhận làm bằng tiến sĩ, thạc sĩ giống thật 100%, có bảng điểm trường ĐH, nhận bằng xong giao đủ tiền, bao công chứng...”. PV Tuổi Trẻ đã lần theo nhiều đường dây mua bán bằng giả này.

Sáng nay, thí sinh khối A và khối V trên cả nước đã đến làm thủ tục dự thi và chỉnh sửa sai sót trong hồ sơ. Các trường đã hoàn tất công tác chuẩn bị và lên phương án phòng chống các thủ đoạn gian lận, đặc biệt là thi hộ.

Sau cơn mưa vào đêm hôm trước, sáng nay Hà Nội tràn ngập nắng nhưng không quá oi bức. Mặc dù thời gian bắt đầu làm thủ tục đăng kí dự thi là 8h nhưng những sĩ tử thi vào ĐH Giao thông vận tải đã có mặt từ rất sớm tại điểm thi Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Trong buổi làm việc đầu tiên tại Viện Toán cao cấp, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trình bày về "Các dạng tự đẳng cấu" (tạm dịch từ Automorphic Forms). Bài giảng kéo dài hơn hai giờ với sự tham dự của các nhà toán học tên tuổi trong nước, giảng viên đại học và cán bộ nghiên cứu toán học tại các viện.

Giáo sư Ngô Bảo Châu bắt đầu 3 tháng hè tại VN

 

Liên tiếp trong phần thi Tăng tốc và Về đích cuộc thi Chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 11 (diễn ra sáng nay, ngày 19/6) cần có sự tham gia của ban cố vấn.

(Dân trí) - Tối 17/6, Sở GD-ĐT Hà Nội đã hoàn thành dữ liệu và công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Thống kê sơ bộ bước đầu cho thấy Hà Nội có 97,79% HS THPT đỗ tốt nghiệp. Đối với hệ bổ túc THPT là 97,10%.

Các bài khác...