(Dân trí)- Dù không được phép nhưng vẫn thông báo tuyển sinh đào tạo ngoài ngân sách, trả giấy báo chậm, ép thí sinh trúng tuyển, tăng lệ phí xét tuyển, chỉ cho thí sinh rút hồ sơ 1 lần… Đó là quy định mà nhiều trường ĐH đưa ra và thí sinh là người chịu hậu quả.

Đậu thành rớt, rớt thành đậu

Sự việc điển hình nhất là thông tin Trường ĐH Y dược TPHCM thay đổi điểm chuẩn NV1 trong ngày 25/8 có đến 555 thí sinh từ đủ điều kiện đậu vào hệ đào tạo ngoài ngân sách bỗng rớt. Nhiều phụ huynh gọi điện tới báo Dân trí nghẹn ngào cho biết vì gia đình quá sốc với thông báo của nhà trường.

Một vị phụ huynh ở TPHCM buồn rầu chia sẻ: “Chúng tôi buồn vô cùng vì cách cư xử của trường, thông tin ban đầu trong cuốn “Những điều cần biết” có chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách và đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến thông báo cho thí sinh, sau đó lại đưa ra một mức điểm khác làm hàng trăm cháu từ đậu thành rớt. Lo lắng nhất là tâm lý của các cháu không ổn định vì mất đi bao ước mơ và niềm hy vọng”.

Năm nay, Bộ GD-ĐT đã thông báo không giao cho bất cứ trường ĐH, CĐ nào đào tạo ngoài ngân sách nhưng trường ĐH Y dược TPHCM vẫn thực hiện. Trước bức xúc của phụ huynh, học sinh, trường đã có đề nghị Bộ GD-ĐT có biện pháp xử lý.

Và ngày 29/8, trao đổi với báo chí, trưởng phòng đào tạo nhà trường đã thông báo, Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho trường tuyển tất cả thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển như mức điểm dự kiến đã công bố trước đó ngày 4/8, không phân biệt về khu vực tuyển sinh.

Phải làm đơn để được cấp giấy báo điểm

Hiện nay, có rất nhiều thí sinh không đỗ NV1 đang rất hoang mang lo lắng là chưa nhận được giấy báo điểm thi để tham gia xét tuyển NV2, trong khi đó ngày nhận hồ sơ NV2 bắt đầu từ ngày 25/8 như trường ĐH Thủy lợi, CĐ Xây dựng số 2, Viện ĐH Mở Hà Nội, Học viện Hành chính… đặc biệt là thí sinh dự thi nhờ. Thậm chí nhiều em đã cất công lặn lội lên tận trường để hỏi thì nhà trường thông báo đã trả về địa phương theo tuyến sở.

Thậm chí nhiều thí sinh bị gọi trúng tuyển vào trường mình không thích. Cụ thể, như nhiều thí sinh dự thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội, trong ngày thi nhà trường có phát phiếu nguyện vọng bổ sung để thí sinh đăng ký nếu không đỗ đại học sẽ tham gia xét tuyển vào hệ CĐ của trường. Do không nắm rõ thông tin về hình thức xét tuyển nên nhiều thí sinh hăng hái điền vào. Sau khi trượt NV1 thí sinh đã nhận được giấy báo nhập học vào hệ CĐ của trường.

Thí sinh có địa chỉ ở hộp thư This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. cho biết: “Năm nay em thi ĐH Bách khoa, được 13,5 điểm không đỗ NV1 vào trường, em muốn NV2 vào trường CĐ Kinh tế khác nhưng cho tới giờ vẫn chưa nhận được giấy báo điểm mà chỉ nhận được giấy triệu tập nhập học của trường ĐH Bách khoa đỗ vào hệ CĐ của trường, em rất lo lắng”.

Theo một lãnh đạo nhà trường, nếu thí sinh không thích học hệ CĐ như đã đăng ký thì phải làm đơn và mang giấy triệu tập nhập học của hệ CĐ ĐH Bách khoa tới phòng đào tạo của nhà trường để xin cấp lại giấy báo điểm.

Tăng tiền lệ phí xét tuyển, thí sinh chỉ được rút hồ sơ 1 lần

Bộ GD-ĐT không quy định số lần thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp. Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT đã nói rõ: “Các trường không được khống chế số lần rút và nộp hồ sơ của thí sinh, mà phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các em. Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi lần rút hồ sơ và nộp vào trường khác, các em sẽ phải nộp lệ phí xét tuyển 15.000 đồng/hồ sơ. Còn khi rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh có được hoàn trả lệ phí xét tuyển không sẽ do hiệu trưởng các trường quyết định và công bố công khai”.

Mặc dù quy định của Bộ GD-ĐT như vậy nhưng mỗi trường thực hiện một kiểu. Trường ĐH Thăng Long thông báo thu lệ phí xét tuyển là 25.000 đồng/hồ sơ. Một cán bộ của trường trả lời với báo chí là thu theo hướng dẫn của lãnh đạo trường.

Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thu lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh là 20.000/hồ sơ. Trên phiếu biên lai đóng lệ phí của mỗi thí sinh do trường phát đều có ghi hẹn trả kết quả vào lúc 15 giờ ngày 1/9, trong khi theo quy định thí sinh được quyền nộp và rút hồ sơ trong thời hạn từ nay đến hết 15/9.

Hay như ĐH Mở TPHCM quy định chỉ giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ xét tuyển NV1 lần. Theo đó, nhà trường chỉ giải quyết rút hồ sơ xét tuyển NV2 trước 16h ngày 8/9/2011. Sau ngày này không giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ và nhà trường sẽ không hoàn trả lệ phí xét tuyển khi rút hồ sơ.

Hồng Hạnh( theo Dantri)

(Dân Việt) - Từ ngày 25.8, các trường ĐH - CĐ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2). Năm nay, do có thể theo dõi công khai danh sách xét tuyển và rút hồ sơ nhiều lần nên thí sinh có tâm lý không vội vàng gửi hồ sơ.

Theo dõi và chờ đợi

Theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều điểm trường tại Hà Nội, ngày đầu tiên nhận hồ sơ tương đối vắng vẻ. Đến hết sáng ngày 25.8, Trường ĐH Sư phạm I mới nhận được chưa đến chục hồ sơ nộp trực tiếp. Tại Trường ĐH Tài Chính, ĐH Mở, Học viện Báo chí Tuyên truyền… cũng chỉ thưa thớt một vài thí sinh vào gửi hồ sơ.

Nhờ nắm bắt thông tin thuận lợi hơn trước, thí sinh đang chủ động lựa chọn trường và thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Hoá – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Thương mại cho biết: “Trường cũng mới chỉ nhận được vài hồ sơ nộp trực tiếp. Theo kinh nghiệm làm tuyển sinh nhiều năm thì 1 tuần đầu lượng hồ sơ thường rất ít, chủ yếu dồn dập vào tuần cuối cùng”. Cũng theo ông Hoá, năm nay thí sinh sẽ không vội vàng vì có thể theo dõi trực tiếp lượng hồ sơ xét tuyển của các trường và rút hồ sơ nhiều lần.

Khác với không khí vắng vẻ tại các trường phía Bắc, lượng thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển tại các trường phía Nam đã rất đông đúc. Ngay sáng 25.8, Trường ĐH Cần Thơ đã nhận được hơn 754 hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Trong đó, có nhiều khoa lượng hồ sơ gửi vào đã vượt nhiều lần chỉ tiêu, như: Khoa Kinh doanh và thương mại nhận được 157 hồ sơ (chỉ tiêu là 28); Khoa Luật nhận 49 hồ sơ (chỉ tiêu 15); Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp nhận 63 hồ sơ (chỉ tiêu 30)…

Theo lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ, khối ngành kinh tế vẫn thu hút nhiều hồ sơ nhất và như thường lệ các ngành liên quan đến nông lâm nghiệp nhận được số hồ sơ khá ít ỏi.

Trên website của nhiều trường ĐH đã bắt đầu đăng tải thông tin xét tuyển của thí sinh rất cụ thể theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp và được cập nhật liên tục trong ngày. Với điểm mới này, năm nay thí sinh có thể “ngồi ở nhà” cũng biết mình chắc chắn đỗ hay trượt.

Em Nguyễn Minh Hằng (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Chỉ cần thường xuyên cập nhật vào trang web các trường mình định gửi hồ sơ hàng ngày là có thể biết mình có đỗ không. Vì vậy em không vội gửi hồ sơ mà đợi các trường gần chốt danh sách lúc đó mới gửi thì sẽ nắm chắc phần thắng”. Tâm lý này của các thí sinh khiến nhiều trường lo ngại lượng hồ sơ sẽ quá tải vào những ngày cuối.

Sốt ruột chờ giấy báo điểm

Trong khi các trường đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển thì nhiều thí sinh rất hoang mang vì đến thời điểm này vẫn chưa nhận được giấy báo điểm. Em Lê Ngọc Sơn ở xã An Đồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình) thi vào Trường ĐH Lâm Nghiệp Hà Nội đến nay vẫn chưa nhận được giấy báo điểm để làm nguyện vọng. Trong khi đó, giấy báo nhập học của các trường không dự thi thì tới tấp gửi về.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm nay cả nước có hơn 415.000 thí sinh có điểm thi ĐH trên điểm sàn. Trừ số thí sinh đã trúng tuyển NV1 thì còn đến 208.980 thí sinh đủ điều kiện tham gia xét tuyển NV2, 3. Riêng NV2 sẽ xét khoảng 69.000 chỉ tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có trên 148.000 TS có điểm thi trên điểm sàn nhưng vẫn có thể rớt ĐH.

Sơn cho biết: “Em đã nhận được giấy gọi trúng tuyển của Trường ĐH Thành Đô và ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội từ nửa tháng trước nhưng giấy báo điểm mình cần để làm NV thì mãi chẳng thấy tăm hơi”.

Tại TP.HCM, nhiều thí sinh dự thi vào Trường ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và CĐ Kỹ thuật Cao Thắng cũng phản ánh là chưa nhận được giấy báo điểm. Trả lời thắc mắc này, ông Trần Việt Hồng - Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết: “Trường đã hoàn tất việc gửi giấy báo điểm cho thí sinh từ nhiều tuần trước. Thí sinh chưa nhận được giấy cần liên hệ với địa điểm đăng ký tuyển sinh là các trường THPT và các Sở GDĐT”.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP.HCM: “Đến thời điểm này các trường đều đã gửi giấy báo điểm. TS nên chờ thêm vài ngày nữa, có thể là do chậm trễ khâu vận chuyển đến những vùng ở xa. Nếu đến cuối tháng 8 vẫn chưa có thì liên lạc với nơi đăng ký dự thi, Sở GDĐT hoặc hỏi trực tiếp trường mình thi để được hướng dẫn cụ thể”.

Trường mầm non đặc biệt MYOKO

Địa chỉ liên hệ: Số 3 ngõ 61/26/1, Trần Duy Hưng, Hà Nội.

ĐT: 04.3556 3880, Hotline: 0987 449 223

THƯ NGỎ

Thân chào Quý phụ huynh đã đến với Trường Mầm non đặc biệt Myoko.!

    Myoko chính là Ngôi nhà yêu thương - Ngôi nhà của sự đùm bọc và sẻ chia. Myoko rất vui được sát cánh cùng phụ huynh, bên các bé mỗi ngày để cùng đem đến sự tiến bộ cho con trẻ - Những thiên thần của chúng ta. Mong mỏi từng ngày, nỗ lực và cố gắng từng ngày để các con đạt được những điều thật bình dị như : ăn được một ít cơm, biết chỉ tay hay phát ra được một âm nào đó có nghĩa...và rồi mong mỏi cũng lớn dần lên theo sự tiến bộ của con trẻ, tuy rằng với mỗi bé sự tiến bộ nhiều-ít khác nhau. Có ai nghĩ được rằng, cái giây phút cho được một thìa cơm hay một miếng chuối vào miệng con các cô vui mừng như muốn khóc, khoe từ tầng dưới lên tầng trên...Ở Myoko là thế, vui mừng với từng sự tiến bộ nho nhỏ của con, những điều mà mọi người thường nghĩ đó là tất yếu, là bản năng của những đứa trẻ theo từng giai đoạn phát triển...

Quỹ phát triển tài năng CNTT - NIIT ANZ năm 2011
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tại Việt Nam, được sự tài trợ từ NIIT Ấn Độ cho Quỹ phát triển tài năng CNTT, Học viện đào tạo CNTT Quốc tế NIIT ANZ xin trân trọng công bố chính sách hỗ trợ học đường dành cho các tân sinh viên nhập học.
Chương trình từ ngày 15/08/2011 đến hết ngày 31/08/2011 như sau:
 
 
- Giảm trừ 50% đến 100% học phí
 
- Tặng máy tính xách tay trị giá hơn 10 triệu đồng.
 
- Tặngvé xe buýt, tặng tiền thuê nhà trọ.
 
- Tặng các khoá học miễn phí (Tiếng Anh: chuyên ngành IT, giao tiếp, nâng cao; kỹ năng-Soft skills; các môn chuyên đề…).
 
- Tặng 03 suất học bổng toàn phần tại Ấn Độ cho tân sinh viên có kết quả, thành tích học tập suất sắc (xét điểm thi ĐH/CĐ hoặc xếp loại học bạ THPT).
 
- CAM KẾT ĐẢM BẢO 100% sinh viên ra trường có việc làm.
 
 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Học viện đào tạo CNTT Quốc tế NIIT ANZ.
 
Địa chỉ: 30 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 04.37227730/04.37227731
 
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Website: www.niit-anz.edu.vn - Hotline: 01677 126 688

Ngày 30/7, hơn 300 em nhỏ đến từ 30 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã có mặt tại nhà M3, trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam để tham gia chương trình "Vui hè cùng tiếng Anh".

Chương trình do Công ty CP Truyền thông Văn hóa và giáo dục Rồng Vin phối cùng Công ty CP Giáo dục và đào tạo Victoria hợp tổ chức. Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng Cốm bổ mắt Kid Eye của Công ty CP Dược phẩm Việt Đức.

Ngày 22/7, ĐH GT Vận tải Hà Nội, Quốc tế, Tự Nhiên (ĐHQG TP HCM), Văn hóa TP HCM, Học viện Âm nhạc Huế, Công nghiệp Việt Trì đã công bố điểm. Thủ khoa ĐH Giao thông vận tải Hà Nội được 26,5 điểm

ĐH Văn hóa TP HCM thủ khoa khối C là thí sinh Đỗ Văn Lực đạt 21 điểm. Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Hân là người có điểm cao nhất khối D với 20 điểm. Ở khối năng khiếu người đạt số điểm cao nhất là thí sinh La Nguyễn Hoàng Uyên (25 điểm).

Đại diện ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM cho biết đã hoàn thành xong việc chấm thi, dự kiến sáng mai sẽ công bố điểm.

ĐH Thăng Long có thủ khoa là Trần Thị Ngọc Chinh đạt 21, 5 điểm. Năm nay, chỉ tiêu của trường là 1.450 em, trong khi đó số thí sinh từ 14,5 điểm trở lên chỉ có 255.

Thủ khoa của ĐH Quốc tế là thí sinh Cù Gia Huy đạt 29 điểm ở khối B. Đây cũng là thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn Toán. Thí sinh cao điểm nhất ở khối A là 26 điểm và em Tiêu Mỹ Hoa là người có điểm cao nhất ở khối D (25 điểm).

Theo Hiệu Trường Hồ Thanh Phong cho biết, mặc dù đề năm nay được cho là khó hơn, nhưng chất lượng điểm lại cao hơn năm ngoái do có nhiều học sinh giỏi. Dự kiến điểm chuẩn của trường cũng có thể cao hơn 0,5 hoặc 1 điểm ở các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính tín dụng, đối với các ngành kỹ thuật mức điểm chuẩn có thể tương đương năm ngoái.

Chỉ tiêu của trường năm nay của ĐH Quốc tế là 800 trên tổng số 3.400 thí sinh dự thi.

Chị Đỗ Thị Hiền, phòng đào tạo ĐH Hà Hoa Tiên cho biết, năm nay lần đầu tiên trường tổ chức thi tuyển sinh nên gặp nhiều khó khăn, chất lượng thí sinh không cao. "Thủ khoa của trường chỉ được 14 điểm. Điểm chuẩn của trường sẽ lấy bằng điểm sàn, sau đó lấy thêm nguyện vọng 2, 3 để tuyển đủ chỉ tiêu 300", chị Hiền cho hay.

Để khuyến khích sinh viên theo học, thí sinh đạt 22 điểm trở lên khi xét tuyển NV2, 3 được học bổng trị giá 2,5 triệu đồng tương đương học phí học kỳ 1. Sinh viên được ở nội trú 100% với mức phí 80.000 đồng một tháng. Sinh viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo, diện 135 đều được hưởng các chính sách ưu đãi như quy định của nhà nước.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Giao thông Vận tải cho biết, ngay trong sáng nay trường công bố điểm thi. Phổ điểm của thí sinh không cao, điểm trung bình nhiều.

Thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải là Phạm Sỹ Quân, đạt 26,5 điểm. Số thí sinh từ 25 điểm trở lên là 8, so với năm ngoái con số này thấp hơn.

VnExpress đang cập nhật điểm thi và lịch dự kiến công bố của các trường. Các đại học, cao đẳng công bố điểm có thể gửi dữ liệu về: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc gọi đường dây nóng: 01238880123.

TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THANH BÌNH

ĐÀO TẠO MẦM NON CHẤT LƯỢNG CAO

ĐC: Số 52 – Tổ 7 – Khu Ga – TT Văn Điển

Tel: 043 681 6085

Hotline: 0983 743 746  

******************************************

Được làm cha mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bất cứ ai. Được nhìn con mình lớn lên mỗi ngày khoẻ mạnh và thông minh, được phát triển toàn diện cũng là mong ước của nhiều bậc cha mẹ. Lựa chọn một ngôi trường mẫu giáo với đầy đủ các tiêu chuẩn để con có thể hình thành và phát triển cả tri thức lẫn hành vi giao tiếp cũng như thể chất không phải dễ dàng đối với phụ huynh đang có con em ở độ tuổi mẫu giáo. Nắm bắt được tâm lý này, trường Mầm non tư thục Thanh Bình  đã ra đời và phát triển, tạo lập một môi trường sinh hoạt và học tập mới mẻ, tiện nghi và hiện đại cho trẻ từ 1  tới 5 tuổi.  Với tâm niệm trường là nơi chắp cánh những ước mơ cho trẻ, đội ngũ cán bộ giáo viên của Mầm non tư thục Thanh Bình  luôn cố gắng làm việc với mục tiêu :

  • Phát triển nhận thức và kỹ năng học tập của trẻ kết hợp với phát triển thể chất, sức khoẻ và kỹ năng vận động.
  • Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
  • Phát triển tình cảm và kỹ năng sống.
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho việc học tập ở các cấp học cao hơn

Mầm non tư thục Thanh Bình  đã xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hỗ trợ và phát huy tối đa cho việc dạy và học, dựa theo những tiêu chí dưới đây:

·         Môi trường sinh hoạt luôn thân thiện, hoà đồng song cũng tôn trọng sự khác biệt cá nhân; khuyến khích phát triển kỹ năng sống, năng lực xã hội và sự thích ứng trong các hoàn cảnh khác nhau.

·         Môi trường học tập luôn an toàn, bảo đảm sự phát triển thể chất và sức khoẻ tối đa; khuyến khích, phát triển tư duy độc lập và sáng tạo.

·         Các giáo cụ hiện đại, đầy đủ, đa phương tiện, đạt tiêu chuẩn quốc gia và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.

·         Trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích như hội thi, các buổi biểu diễn văn nghệ, các chuyến tham quan dã ngoại v.v.

·         2 cô/ lớp, lớp nhà trẻ: 8 -> 10 cháu/ lớp; lớp mẫu giáo: 10 -> 15 cháu/ lớp

·         Trông miễn phí thứ 7 hàng tuần (SL 50 cháu, đăng ký trước thứ 6 hàng tuần)

·         Trong 03 tháng học đầu tiên, giảm 50% học phí (Chỉ còn lại: Nhà trẻ: 980.000 đồng/ cháu/ tháng, Mẫu giáo: 850.000 đồng/ cháu/ tháng)

·         Trường có bể bơi trong nhà cho các cháu  bơi hàng tuần

·         Hàng tháng cháu được đi thăm quan, dã ngoại tại các công viên, khu di tích lịch sử Hà Nội.

·         Nhà trường nhận học sinh không phân biệt hộ khẩu.

*. Chương trình học

·         Ngoài chương trình giảng dạy theo quy định chung của Bộ giáo dục, nhà trường còn dạy các cháu học chữ, học toán, học Tiếng Anh với mục tiêu cho các cháu nói chuẩn, nhận biết màu sắc, nhận biết hình, đồ vật và môi trường xung quanh.

·         Bên cạnh đó, trường sẽ có các cuộc thi nhằm phát hiện những  năng khiếu Bẩm sinh từ bé

·         Thời gian học hàng ngày từ 7h00 đến 17h00, từ thứ 2 đến thứ 7.  Trường cũng có chế độc chăm sóc các cháu suy dinh dưỡng,  chủ nhật và ngày lễ tuỳ theo yêu cầu của phụ huynh

(giao duc 24h) - Sau khi kết thúc đợt II kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, dư luận lại rộ lên về sức ép của kỳ thi ĐH, CĐ là quá nặng nên muốn sớm thay đổi phương thức thi tuyển.

 

Về nội dung này, PV đã phỏng vấn lãnh đạo một số trường, còn Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, việc thi cử trong vài năm tới sẽ duy trì như hiện tại. Dự kiến đến năm 2015 sẽ bắt đầu có những đổi mới cụ thể với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phải cân nhắc kỹ

Với một trường có đặc thù riêng như trường y, thì kiểu thi “3 chung” này chưa cho thấy được sự đặc thù của trường - đây là nhận định của ông Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội. Ông Hinh cho rằng, mỗi kiểu thi có cái hay, cái dở riêng, nhưng như hiện nay thì điều đáng ngại là cả xã hội được huy động vào kỳ thi, quá cồng kềnh. Với 2 kỳ thi liền nhau là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, tới lúc thi đại học cũng là vừa kết thúc tốt nghiệp, bằng còn chưa có thì “Tại sao không nhập vào làm một? Vấn đề là công tác tổ chức thế nào, đòi hỏi có một tổng công trình sư, cần một cuộc cách mạng”.

Ông Nguyễn Quang Kim - Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi - thì nhận xét rằng, trước mắt vẫn nên để nguyên kỳ thi tuyển sinh, khi nhu cầu vào ĐH còn quá cao như hiện nay. Vì nếu thi riêng sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi thí sinh giữa các trường, nếu không cẩn thận sẽ trở về thời mỗi thí sinh thi nhiều trường. “Đúng là nên tạo điều kiện học tập cho mọi người, song như hiện nay là hợp lý, tuy vất vả nhưng phù hợp với nền kinh tế” – ông Kim khẳng định.

 

Ông Bùi Ngọc Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương - lại nhấn mạnh, việc bỏ thi cần cân nhắc kỹ thời điểm chín muồi. Về lâu dài có thể bỏ thi nhưng phải chuẩn bị tiền đề. Theo ông Sơn, cũng cần nhìn ra các nước tiên tiến như Nhật Bản thực tế nhu cầu học đại học thấp hơn nhiều so với khả năng đào tạo của các trường, nhưng họ vẫn tổ chức thi. Có thể hiểu rằng việc tổ chức thi là để mọi người thấy được việc học phải có khả năng thực chứ không phải ai muốn học cũng được học. Hay LB Nga cũng đã thí điểm bỏ thi ĐH vào năm 2010 và áp dụng đại trà vào năm 2011, nhưng tình hình diễn ra khá lộn xộn và phức tạp, địa phương không đủ khả năng điều hành.

Ông Sơn cũng cho rằng việc mở đầu vào như nhiều ý kiến đưa ra cũng có cái hay, nhưng xét với điều kiện Việt Nam thì còn nhiều bất lợi, bởi nếu cho cả những người không đủ khả năng vào học rồi lại bị loại ra hoặc kéo dài thời gian học tập thì sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội. Chi phí lúc này là quá cao, vì vậy vẫn cần thi đầu vào để sàng lọc ngay từ đầu, tránh phát sinh những chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, ông Sơn nhận định rằng ở thời điểm này, vì muốn hài hòa giữa điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo chất lượng đào tạo thì vẫn cần tổ chức thi ĐH.

Năm 2020 sẽ đổi mới thi?

Nguyên nhân về áp lực của kỳ thi tuyển sinh ĐH và việc vẫn phải duy trì hình thức thi “3 chung”, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga (Bộ GDĐT) là do sự không cân đối giữa cung và cầu. Hiện nay, nhu cầu học ĐH, CĐ đã cao gấp 3 lần khả năng đáp ứng của các trường với khoảng 2 triệu lượt thí sinh dự thi trong 3 đợt thi ĐH, CĐ, trong khi chỉ tiêu vào khoảng 550.000. Vì vậy, Bộ GDĐT khẳng định, trước mắt việc thi ĐH theo hình thức này sẽ phải kéo dài một thời gian nữa.

Về hướng đổi mới tuyển sinh đại học trong các năm tiếp theo, sau khi kết thúc đợt II kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, việc đổi mới này cần có lộ trình và đi kèm theo nhiều điều kiện. “Bộ luôn xác định cần phải đổi mới để kỳ thi này gọn nhẹ và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ đổi mới thi thì không hiệu quả” – ông Ga khẳng định.

Để có những đổi mới thực sự, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, bộ đang thay đổi mạng lưới mở rộng đào tạo ĐH, CĐ để phấn đấu đến 2020 sẽ đạt quy mô 4 triệu sinh viên, như vậy mỗi năm sẽ tuyển 1 triệu sinh viên đủ chỗ cho 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT nếu các em có nhu cầu. Khi đó áp lực thi không còn và việc tổ chức thi đầu vào sẽ chỉ cần áp dụng với những trường đào tạo tinh hoa, bậc cao, nghiên cứu...

Còn trước mắt, ông Ga cho biết năm nay đổi mới công tác thi cử là công việc trọng tâm song song với đổi mới cách học và cách thi ở phổ thông. Bộ sẽ từng bước công bố lộ trình đổi mới, dự kiến đến năm 2015 sẽ bắt đầu có những đổi mới cụ thể với kỳ thi này. Mốc đổi mới dự kiến là năm 2020.

Ngày 11-7, Bộ GDĐT yêu cầu các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ báo cáo chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành đào tạo và khối thi năm 2011 để phục vụ cho công tác thống kê và xây dựng phương án xác định điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011. Đối với những ngành tuyển sinh nhiều khối thi, bộ đề nghị các trường báo cáo cụ thể số lượng chỉ tiêu của ngành đó ứng với từng khối thi. Báo cáo gửi về Vụ Giáo dục đại học trước ngày 25-

 

(giao duc 24h) - Sau mùa hè học thâu đêm, nữ sinh lại tiếp tục "chiến đấu" đầy căng thẳng trong phòng thi, nhưng giữa các gương mặt căng thẳng, ảm đạm vẫn có những cô gái xinh đẹp làm rạng rỡ sân trường.

nhung

 

Trong một buổi chiều đầy nắng, khi các thí sinh còn mải miết làm bài thi môn Hóa học khối A, các bậc phụ huynh chia sẻ với nhau rằng, nắng nóng và "cày" nhiều quá nên các cô con gái của họ xuống sắc trầm trọng.

Điều đó chắc chắn là không sai, bởi một mùa thi, từ thi tốt nghiệp đến tuyển sinh đại học, thí sinh luôn đến địa điểm thi với tâm trạng căng thẳng rồi kết thúc bài làm, bước ra khỏi cổng trường cùng gương mặt trầm tư.

Thế nhưng, giữa hàng ngàn thí sinh bước ra khỏi phòng thi trong mùa thi tốt nghiệp, đại học năm nay, vẫn có những gương mặt xuất hiện rất xinh xắn.

Dưới đây là những hình ảnh nữ sinh vẫn xinh sau khi kết thúc những khoảng thời gian làm bài căng thẳng và mệt mỏi: